Giang mai là một căn bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm nhanh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Do đó, việc nắm được các triệu chứng bệnh giang mai ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp cho người bệnh chủ động điều trị, chấm dứt bệnh sớm.
Nhận biết triệu chứng bệnh giang giai qua từng giai đoạn
Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Vi khuẩn sẽ thông qua các vết thương hở, vết trầy xước trên bề mặt da tấn công vào trong cơ thể.
Bệnh giang mai có diễn biến âm thầm, phát triển qua nhiều giai đoạn, cụ thể như sau:
Triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới và nữ giới giai đoạn 1
Sau khoảng 3 – 4 tuần kể từ khi tiếp xúc với mầm bệnh, dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn đầu thường sẽ xuất hiện các vết loét trên da có hình bầu dục hoặc hình tròn, màu hồng, không có mủ, không đau, kích thước to bằng hạt nhãn, đôi khi chỉ bằng hạt đỗ xanh.
Thường những vết loét này sẽ có tại bộ phận sinh dục như dương vật ở nam giới, ở nữ giới thì là môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung. Nếu để ý sẽ thấy đáy vết loét thâm nhiễm cứng, không đau, kèm theo đó là vùng bẹn bị nổi hạch to ở hai bên. Những vết trợt này được gọi là “săng giang mai”, chúng sẽ biến mất sau khoảng 3 – 6 tuần mà không cần chữa trị.
Nhiều người tưởng rằng bệnh đã khỏi, nhưng thực tế lúc này xoắn khuẩn giang mai đã đi vào máu và tiếp tục phát triển sang giai đoạn 2. Bệnh có thể chữa khỏi nếu người bệnh phát hiện triệu chứng bệnh giang mai ở giai đoạn sớm và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
Dấu hiệu bệnh giang mai ở nam và nữ giới giai đoạn 2
Chỉ sau vài tháng, xoắn khuẩn có thể lan tràn khắp cơ thể vì nó đã xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn máu. Lúc này, các vị trí mọc ban thường là ở hai bên mạng sườn, ngực, bụng, hai tay,…
Các nốt ban đào màu hồng dần dần xuất hiện trên bề mặt da nhưng không nổi cao, chúng mọc đối xứng, không ngứa ngáy, khi ấn vào thì biến mất. Những nốt này không có hiện tượng bong vảy và chỉ sau 1 – 3 tuần sẽ tự nhạt dần rồi biến mất.
Ở một vài trường hợp khác, người bị bệnh giang mai có thể thấy trên cơ thể xuất hiện những vết phỏng xước, vết loét, mảng sần sùi không liên kết với nhau và dễ bị bong vẩy. Hơn thế, các vết loét này dễ bị trầy xước, chảy dịch mủ nếu cọ xát. Tuy nhiên, những dấu hiệu bệnh giang mai này cũng biến mất sau 3 – 6 tuần.
Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ và nam giai đoạn tiềm ẩn
Trong khoảng 1-3 năm tiếp theo, bệnh bước vào giai đoạn tiềm ẩn. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ không thấy xuất hiện thêm bất kỳ triệu chứng gì của bệnh giang mai, muốn xác định bệnh thì phải tiến hành xét nghiệm huyết thanh đặc hiệu. Bệnh ít biểu hiện ra ngoài và ít lây nhiễm nhưng sẽ xâm nhập dần vào các cơ quan trong cơ thể.
Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ và nam giới giai đoạn 3
Giai đoạn 3 cũng là giai đoạn cuối của bệnh giang mai – căn bệnh xã hội nguy hiểm lây truyền qua chủ yếu qua đường tình dục. Lúc này, xoắn khuẩn giang mai đã ăn sâu vào các tổ chức da thịt trên da và phủ tạng như não, gan, hệ thần kinh,… gây nên nhiều biến chứng khác nhau như:
- Củ giang mai:
Triệu chứng bệnh giang mai là những vết đỏ mận hoặc hơi tím, có hình khối, to bằng hạt ngô, không liên kết với nhau. Khi củ giang mai hoại tử sẽ dẫn đến tình trạng lở loét hoặc hoại tử teo. Củ giang mai nếu xuất hiện ở những vị trí quan trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
- Giang mai thần kinh:
Xoắn khuẩn giang mai khi phát triển trong hệ thần kinh sẽ khiến người bệnh bị rụng tóc, tâm thần, động kinh, sinh ảo giác, viêm màng não, đột quỵ,…
- Giang mai tim mạch:
Ngoài củ giang mai và giang mai thần kinh thì giang mai tim mạch cũng nguy hiểm không kém. Biến chứng nặng nhất của giang mai tim mạch đó là có thể gây phình mạch ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai?
Giang mai là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm nhất hiện nay, chỉ đứng sau căn bệnh thế kỷ là HIV/AIDS. Bệnh xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, cả nam giới và nữ giới. Đặc biệt, là nam và nữ đang ở độ tuổi sinh sản.
Các triệu chứng bệnh giang mai không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng con người.
Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh xã hội đầy nguy hiểm này là do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum – loại vi khuẩn có tốc độ lây lan và sinh sản khá nhanh, chứ 15 phút là chúng lại phân chia một lần.
Sau khi tiếp xúc với nguồn lây nhiễm từ 7 – 60 ngày, bệnh giang mai ở nam sẽ bắt đầu có biểu hiện tổn thương ở quy đầu, bao quy đầu, rãnh quy đầu và niệu đạo. Còn bệnh giang mai ở nữ sẽ xuất hiện ở môi lớn, môi bé.
Bên cạnh đó, bệnh giang mai còn có thể xuất hiện ở môi, lưỡi và cả trực tràng. Đây là một dạng viêm loét hình tròn hoặc bầu dục, bờ nhẵn, có màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ, đáy viêm loét thâm nhiễm cứng có thể kèm theo hiện tượng nổi hạch.
Bệnh giang mai lây qua đường nào?
Cũng giống các căn bệnh xã hội khác như lậu, sùi mào gà hay mụn rộp sinh học,… xoắn khuẩn giang mai chủ yếu lây qua những con đường sau:
Quan hệ tình dục không an toàn
Đây là con đường lây truyền bệnh giang mai chiếm đến 95%, khi phát sinh quan hệ tình dục với nhiều bạn tình khác nhau mà không sử dụng các biện pháp an toàn, chẳng may một trong hai người bị bệnh, xoắn khuẩn giang mai sẽ truyền quan theo dịch tiết niệu đạo, dịch âm đạo hay niêm mạc da tại vùng kín và lây bệnh cho bạn tình.
Tiếp xúc với vết thương hở qua da
Khi bạn có tiếp xúc với vết thương hở, trầy xước có chứa dịch mủ của người mắc bệnh thì nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai khá cao.
Lây truyền từ mẹ sang con
Thai phụ mang thai bị mắc bệnh giang mai có thể bị sảy thai, sinh non,…hoặc lây truyền cho con trong quá trình sinh thường qua đường âm đạo hoặc sau khi ra đười bé tiếp xúc trực tiếp, mật thiết với mẹ. Không những thế, trẻ sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh, mù lòa, câm điếc,…
Lây truyền gián tiếp
Con đường lây truyền này thì hiếm gặp hơn, thế nhưng không phải là không có. Khi bạn sử dụng chung các vật dụng cá nhân của người bị bệnh giang mai như khăn mặt, khăn tắm, quần áo hay bồn cầu,… thì vẫn có nguy cơ bị lây truyền bệnh giang mai.
Phương pháp và địa chỉ điều trị bệnh giang mai an toàn, hiệu quả
Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa Quốc tế Hà Nội đang là cơ sở chuyên khoa uy tín trong lĩnh vực khám và điều trị bệnh lý nam khoa – phụ khoa, các bệnh xã hội, trong đó có bệnh giang mai được đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn và giới chuyên môn đánh giá cao.
Hiện nay, phòng khám đang áp dụng phương pháp Đông – Tây y kết hợp vật lý trị liệu trong việc chữa trị bệnh giang mai. Thuốc Tây với tác dụng tiêu diệt, ức chế sự phát triển của xoắn khuẩn. Thuốc Đông y giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và cải thiện khả năng tự miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Sự kết hợp của phương pháp vật lý trị liệu giúp thuốc thẩm thấu sâu hơn, cắt đứt chuỗi gen của vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả.
Đội ngũ y bác sĩ của phòng khám được đào tạo bài bản và nắm rõ những kiến thức về mô hình này nhằm giúp quá trình thăm khám và điều trị diễn ra nhanh chóng, chính xác.
Bên cạnh đó, phòng khám cũng trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tân tiến nhất được nhập khẩu từ nước ngoài với môi trường y tế sạch sẽ, thông thoáng, đầy đủ tiện nghi.
Ngoài ra, toàn bộ chi phí khi khám chữa bệnh đều được niêm yết rõ ràng và thông báo minh bạch cho bệnh nhân trước khi tiến hành điều trị. Thủ tục nhanh chóng, giờ làm việc linh hoạt từ 8h – 20h30 không ngày nghỉ. Mọi thông tin cá nhân của bệnh nhân đều được bảo mật tuyệt đối.
Cách phòng tránh bệnh giang mai
Bệnh giang mai là căn bệnh rất khó chữa, tuy nhiên, nếu phát hiện triệu chứng bệnh giang mai sớm và thực hiện điều trị kịp thời thì vẫn có thể chữa khỏi. Thế nhưng, bạn cũng có thể lưu ý những vấn đề sau để phòng tránh căn bệnh xã hội nguy hiểm này:
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với một bạn tình
- Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bài chải đánh răng, khăn tắm,…
- Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ và giữ khô thoáng mỗi ngày
- Xây dựng lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi điều độ, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,
- Cẩn thận khi đi truyền hoặc nhận máu từ người khác
- Khám sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng/ lần
Trên đây là các triệu chứng bệnh giang mai qua từng giai đoạn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần chuyên gia y tế đầu ngành giải đáp, bạn hãy đặt câu hỏi TẠI ĐÂY, hoặc gọi trực tiếp qua số: 0584 591 878.