Với những nam giới có đời sống tình dục phóng khoáng thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai. Đây là một bệnh xã hội nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan như tim mạch, xương khớp, thần kinh,…nếu không được chữa trị kịp thời. Do đó, việc phát hiện và điều trị bệnh giang mai sớm sẽ giúp nam giới ngăn cản sự phát triển của bệnh, tránh biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những thông tin được chia sẻ bởi bác sĩ Đặng Tuấn Trình – chuyên gia Nam học đang công tác tai phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội về bệnh giang mai. Bạn đọc cùng theo dõi nhé !
Dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới
Bệnh giang mai là bệnh truyền nhiễm do một loại xoắn khuẩn có tên là Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn này lây lan chủ yếu qua con đường tình dục không an toàn. Chính vì vậy, những người đàn ông có lối sống tình dục phóng túng sẽ có khả năng cao mắc bệnh.
Bệnh giang mai xảy ra trong 3 giai đoạn là giai đoạn nguyên phát, giai đoạn thứ phát và giai đoạn muộn. Ở mỗi giai đoạn, bệnh giang mai sẽ có dấu hiệu, triệu chứng khác nhau.
Bệnh giang mai giai đoạn nguyên phát
Sau thời gian ủ bệnh từ 3 – 4 tuần, triệu chứng bệnh giang mai bắt đầu xuất hiển. Điển hình là các vết trợt nông có hình tròn hoặc hình bầu dục, có nền cứng, không đau (được gọi là săng mai). Săng mai có thể xuất hiện tại bất kỳ nơi nào mà xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể như miệng, bộ phận sinh dục, hậu môn, …. Các vết trợt diễn ra trong khoảng từ 3 – 6 tuần rồi tự khỏi dù có điều trị hay không. Nhưng nếu không điều trị bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn tiếp theo.
Bệnh giang mai giai đoạn thứ phát
Giai đoạn này bắt đầu sau khoảng 6 – 12 tuần từ khi săng xuất hiện. Dấu hiệu bệnh giang mai thời kỳ này là xuất hiện các dát đỏ hồng rải rác trên ở thân mình (hay còn gọi là đào ban). Ngoải ra, săng vẫn có thể xuất hiện và người bệnh còn có triệu chứng sốt, buồn nôn, mệt mỏi, nhức đầu, hạch bạch huyết lan tỏa ….
Tuy nhiên các triệu chứng ở giai đoạn này nếu không điều trị bệnh thì các tổn thương có thể biến mất sau vài tuần, thậm chí là vài tháng, hoặc có thể trở lại nhiều lần.
Bệnh giang mai giai đoạn muộn
Người bệnh nếu không điều trị thì bệnh sẽ phát triển bệnh giang mai muộn, thường xảy ra sau 5 -15 năm kể từ khi có săng. Triệu chứng của bệnh giang mai thời kỳ này là săng thương sâu, gôm ở da, thương tổn tim mạch gây đột quỵ, (giang mai tim mạch), thương tổn tổn kinh gây bại liệt (giang mai thần kinh).
Lưu ý: Khoảng cách giữa các giai đoạn của bệnh giang mai có thể xuất hiện triệu chứng (giai đoạn tiềm ẩn). Bệnh giang mai thời kỳ này chỉ được phát hiện khi xét nghiệm huyết thanh và gồm có 2 giai đoạn là giang mai tiềm ẩn sớm (ít hơn 1 năm) và giang mai tiềm ẩn muộn(≥ 1 năm).
Cách điều trị bệnh giang mai ở nam giới
Cách điều trị bệnh giang mai tốt nhất là khi bệnh ở giai đoạn đầu, khi xoắn khuẩn chưa làm tổn thương đến các cơ quan. Lúc này, tỷ lệ chữa khỏi bệnh là rất cao, hơn nữa thời gian điều trị cũng không dài.
Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh thì nam giới nên chủ động sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Điều trị bằng thuốc
Cách điều trị bệnh giang mai ở giai đoạn đầu cũng như các giai đoạn sau thường được bác sĩ chỉ định là sử dụng thuốc. Và thuốc điều trị bệnh giang mai ở nam giới là Penicillin đường tiêm. Đây là một trong những loại thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi và có khả năng tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai.
Liều tiêm Penicillin sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn sớm (dưới 1 năm), nguyên phát hay thứ phát thì thường được chỉ định tiêm penicillin đơn lẻ. Còn nếu bệnh ở giai đoạn muộn hay giai đoạn tiềm ẩn muộn (trên 1 năm) thì có thể cần thêm liều tiêm.
Trường hợp nam giới bị dị ứng với Penicillin thì bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc kháng sinh khác, thường là Ceftriaxone và Erythromycin, hoặc giải mẫn cảm với Penicillin.
Khi điều trị giang mai ở ngày đầu tiên, phần lớn bệnh nhân thường gặp phải phản ứng Jarisch-Herxheimer (JHR). Biểu hiện của phản ứng này là sốt, nhức đầu, đổ mồ hôi, hoặc sự gia tăng tạm thời của thương tổn giang mai. JHR thường xảy ra trong vòng 24 tiếng và không gây nguy hiểm.
Lưu ý: Không có biện pháp điều trị tại nhà hay sử dụng thuốc không kê đơn khi điều trị bệnh giang mai nam giới.
Theo dõi sau điều trị
Sau quá trình điều trị, bác sĩ có thể chỉ định nam giới thực hiện kiểm tra và xét nghiệm định kỳ để đảm bảo bệnh nhân đáp ứng tốt với liều lượng thông thường của Penicillin. Việc theo dõi cụ thể sẽ phụ thuộc vào giai đoạn giang mai mà bạn được chẩn đoán. Ngoài ra, nam giới cũng có thể được chỉ định làm xét nghiệm HIV sau khi điều trị theo khuyến cáo mà không đạt được mức tiêu chuẩn.
Trong quá trình điều trị, nam giới cũng nên tránh quan hệ tình dục cho tới khi điều trị kết thúc và kết quả xét nghiệm cho thấy nhiễm trùng đã được chữa khỏi nhằm tránh. Điều này nhằm tránh lây lan cho bạn tình.
Hơn nữa, ngay khi được chẩn đoán mắc bệnh giang mai, người đàn ông cũng nên thông báo cho bạn tình để đi kiểm tra và điều trị cần thiết. Bởi bệnh giang mai có thể lây lan qua đường tình dục không an toàn.
Điều trị bệnh giang mai mất bao lâu?
Bên cạnh việc tìm hiểu điều trị bệnh giang mai như thế nào thì thời gian điều trị cũng là vấn đề được nhiều nam giới quan tâm.
Theo bác sĩ chuyên khoa, bệnh giang mai ở nam giới nếu được phát hiện và chữa trị ngay từ giai đoạn đầu thì có thể điều trị khỏi hoàn toàn và không gây tái phát. Hơn nữa, thời gian điều trị cũng diễn ra nhanh hơn. Còn nếu điều trị bệnh ở giai đoạn cuối thì quá trình chữa bệnh có thể mất nhiều thời gian hơn để chữa khỏi.
Bên cạnh đó, mức độ hợp thuốc cũng ảnh hưởng đến thời gian điều trị bệnh giang mai. Nếu nam giới phản ứng tốt với thuốc kháng sinh thì xoắn khuẩn có thể sớm bị tiêu diệt, các triệu chứng của bệnh cũng biến mất nhanh chóng. Ngược lại, nếu cơ thể nam giới phản ứng chậm với thuốc thì sẽ tốn nhiều thời gian hơn để xoắn khuẩn biến mất. Từ đó làm kéo dài thời gian điều trị.
Ngoài ra, điều trị bệnh giang mai mất bao lâu cũng phụ thuộc vào tâm lý của người bệnh. Vì thời gian điều trị bệnh giang mai trung bình mất khoảng 6 tháng. Trong khoảng thời gian này, nam giới phải tuân theo 100% các chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu không kiên trì và tinh thần không đủ lạc quan, người bệnh khó theo được hết phác đồ điều trị, dẫn tới mất nhiều thời gian mới có thể điều trị khỏi bệnh.
Sau quá trình điều trị, nam giới cũng cần phải tái khám và làm xét nghiệm định kỳ để chắc chắn bệnh đã khỏi và không tái phát. Đối tác quan hệ tình dục của phái mạnh cũng nên thực hiện xét nghiệm và điều trị. Nếu thực hiện đúng theo phác đồ điều trị bệnh giang mai, các chỉ số kháng thể trong máu gồm USR, RPR hoặc VDRL có thể sẽ âm tính sau khi điều trị.
Như vậy, thời gian để chữa khỏi bệnh giang mai ở mỗi người sẽ khác nhau, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn của bệnh, mức độ hợp thuốc hay tâm lý của người bệnh.
Trên đây là những thông tin về triệu chứng và biện pháp điều trị bệnh giang mai. Hy vọng qua những chia sẻ trên, nam giới có thể nắm vững dấu hiệu của bệnh. Từ đó có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe bản thân. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể để lại SĐT trên website hoặc liên hệ trực tiếp tới Hotline: 0584 591 878 để nhận được tư vấn nhanh nhất