Bệnh giang mai là một trong số những bệnh xã hội đáng sợ đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh giang mai là gì? Những thông tin cần thiết về căn bệnh này là gì? Dưới đây là bài viết chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa Đặng Tuấn Trình sẽ giúp cho bạn đọc có cái nhìn tổng quan về bệnh lý này.
Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai là một trong số những bệnh xã hội nguy hiểm nhất chỉ xếp sau HIV/AIDS. Căn bệnh giang mai do xoắn khuẩn giang mai tiếng anh là Treponema pallidum gây nên. Xoắn khuẩn giang mai có hình lò xo, xoắn từ 6 – 14 vòng. Chúng thường có ở trong máu, dịch sinh dục và lây truyền chủ yếu thông qua đường tình dục không có biện pháp bảo vệ an toàn.
Theo báo cáo vào năm 2018, tại Việt Nam tỉ lệ người mắc giang mai là 6,7%, trong khi đó con số này chỉ khoảng 0,89% vào năm 2008. Từ những con số trên có thể thấy, tình trạng bệnh nhân mắc giang mai đang tăng lên khá nhanh và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Các chuyên gia y tế cảnh báo, bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Song do cấu tạo cơ quan sinh dục nữ có cấu trúc dạng mở nên tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh giang mai sẽ cao gấp ba lần so với nam giới.
Thông thường, thời gian trung bình ủ bệnh trong khoảng 3 tuần kể từ ngày xoắn khuẩn giang mai xâm nhập cơ thể. Các biểu hiện của bệnh giang mai sẽ thấy rõ sau 2 – 4 tuần phơi nhiễm.
Nguyên nhân bệnh giang mai là do đâu?
Giang mai bệnh học xuất hiện bởi tác nhân là loại xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum rất dễ lây lan qua các đường viêm nhiễm sau:
-
Quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân bệnh giang mai dễ gặp phải ở nhiều người. Theo thống kê, có đến 95% người mắc bệnh giang mai thông qua con đường quan hệ tình dục không an toàn với người đang mắc bệnh.
Khi mắc bệnh giang mai, da và niêm mạc tại cơ quan sinh dục của người bệnh thường xuất hiện nhiều tổn thương, vết loét và đó là nơi cư trú của xoắn khuẩn bệnh giang mai. Vậy nên, khi cơ thể người bình thường tiếp xúc với những vết tổn thương sẽ khiến tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào ở ngay vùng da hoặc niêm mạc.
-
Lây truyền qua đường máu
Xoắn khuẩn bệnh giang mai cư trú chủ yếu ở trong máu. Theo đó, nếu truyền máu của người nhiễm bệnh hoặc dùng chung kim tiêm cũng là cách truyền bệnh nhanh và nguy hiểm nhất.
Nếu nguyên nhân bệnh giang mai là đường máu thì người bị nhiễm sẽ không mang triệu chứng của giai đoạn đầu mà trực tiếp có triệu chứng ở giai đoạn 2 của bệnh giang mai.
-
Sử dụng chung đồ cá nhân
Tuy là trường hợp hiếm gặp những bệnh giang mai vẫn có thể bị lây nhiễm nếu sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh như dao cạo, khăn tắm, khăn mặt, đồ lót,…
Lý giải nguyên nhân bệnh giang mai ở trường hợp này là do những vật dụng cá nhân có thể bị dính máu, dịch chứa khuẩn bệnh. Nếu sử dụng chung sẽ vô tình tiếp xúc với dịch chứa mầm bệnh và xâm nhập vào cơ thể dẫn đến việc mắc bệnh này.
-
Lây truyền từ mẹ sang con
Bệnh giang mai có thể lây nhiễm từ mẹ sang cho thai nhi thông qua nhau thai trong 4 tháng đầu thai kỳ, dẫn đến nhiễm trùng bào thai, làm tăng nguy cơ thai sinh non, chết lưu, sảy thai.
Cùng với đó, trẻ sơ sinh cũng có thể nhiễm bệnh giang mai từ mẹ thông qua đường sinh nở tự nhiên do tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục.
Triệu chứng bệnh giang mai trông như thế nào?
Dấu hiệu Bệnh giang mai được chia thành nhiều giai đoạn với các biểu hiện và triệu chứng khác nhau ở từng thời kỳ. Cụ thể:
-
Giang mai giai đoạn 1
Sau thời gian ủ bệnh khoảng 3 tuần kể từ khi phơi nhiễm, người bệnh sẽ bước vào giai đoạn đầu (hay nguyên phát) của bệnh giang mai. Ở thời kỳ này, cơ thể sẽ xuất hiện săng giang mai chính là những vết loét trợt nông, hình tròn hoặc bầu dục, kích thước khoảng 0.5 – 2cm, đáy sạch màu đỏ như thịt tươi, nền cứng và bóp không đau.
Săng giang mai thường gặp nhiều nhất ở niêm mạc sinh dục. Ở nữ giới hay gặp ở khu vực âm hộ, môi lớn, môi bé. Còn nam giới hay gặp ở vùng quy đầu, thân dương vật, lỗ sáo, bìu,…
Ngoài ra, với những người có thực hiện quan hệ tình dục bằng miệng thì triệu chứng bệnh giang mai cũng có thể nhìn thấy rõ ở vùng miệng như săng giang mai ở lưỡi, săng giang mai ở môi,… Giang mai hình ảnh ở miệng trông khá giống với với tình trạng nhiệt miệng. Tuy nhiên, nếu cảm thấy sưng đau, khó nuốt trong thời gian dài và xuất hiện thêm tình trạng chảy mủ thì khả năng cao đó là giang mai bệnh học.
Bên cạnh đó, sau 5 – 6 ngày kể từ khi có săng giang mai, vùng bẹn của người bệnh sẽ xuất hiện hạch tạo thành từng chùm, trong đó có một hạch to nhất gọi là hạch chúa.
-
Giang mai giai đoạn 2
Đây là giai đoạn 45 ngày sau khi có săng giang mai và có thể kéo dài tới 2 – 3 năm. Bệnh giang mai giai đoạn 2 thường khởi đầu bằng các phát ban tại một hoặc nhiều vùng trên cơ thể. Ban có thể nổi lên khi những vết loét săng giang mai đang lành dần hoặc vài tuần sau khi vết loét đã lành. Những nốt ban này thường không ngứa và khá mờ nên đôi khi bạn sẽ không để ý nhiều đến triệu chứng này.
Bên cạnh đó, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể có những triệu chứng như sốt, sưng tuyến hạch, nhức đầu, đau họng, rụng tóc, đau cơ, người mệt mỏi và sút cân bất thường.
Ở giai đoạn 2, các triệu chứng của bệnh giang mai sẽ tự biến mất dù bạn có chữa trị hay không. Chính vì thế, nếu chủ quan không tiến hành điều trị triệt để và đúng cách, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối ảnh hưởng nghiêm trọng tới không chỉ sức khỏe mà còn cả tính mạng.
-
Giang mai giai đoạn tiềm ẩn
Bệnh giang mai không được điều trị triệt để ở 2 giai đoạn trước thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn. Ở giai đoạn tiềm ẩn, cơ thể người bệnh có thể sẽ không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào.
Điều này khiến cho nhiều người bệnh chủ quan nghĩ rằng mình đã khỏi bệnh nhưng thực chất lúc này khuẩn giang mai đã tấn công vào các cơ quan và hệ thần kinh trung ương, dẫn đến nhiều tổn thương nặng nề cho người bệnh.
-
Giang mai giai đoạn 3
Giai đoạn 3 cũng là giai đoạn cuối cùng của bệnh, người bệnh giang mai trong thời gian dài phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Bước vào giai đoạn 3, nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể có thể bị tác động như não, hệ thần kinh, tim, tế bào máu,… và có thể dẫn đến tử vong.
Giang mai giai đoạn 3 thường xuất hiện trong vòng từ 10 – 30 năm kể từ lúc bị lây nhiễm.
Những tác hại do bệnh giang mai gây ra
Bệnh giang mai nếu chẳng may mắc phải sẽ gây ra rất nhiều phiền toái trong đời sống hàng ngày.
-
Tác hại đối với nữ giới
Các triệu chứng bệnh giang mai sẽ gây ra cảm giác khó chịu ở vùng kín, dẫn đến bất tiện, tự ti trong việc sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày.
Nếu xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào hệ thống cơ quan sinh dục, có thể gây ra những biến chứng như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, ảnh hưởng ống dẫn trứng,… Điều này khiến nữ giới gặp nhiều khó khăn trong việc thụ thai, làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.
Đối với phụ nữ đang mang mai, bệnh sẽ lây nhiễm sang cho thai nhi, khiến cho trẻ sinh ra dễ bị giang mai sơ sinh bẩm sinh. Cùng với đó sản phụ bị giang mai cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị sảy thai, sinh non, thai lưu,… cao hơn so với bình thường.
-
Ảnh hưởng của bệnh giang mai đối với nam giới
Ở nam giới, các vết loét giang mai thường xuất hiện xung quanh “cậu nhỏ”. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng tới đời sống “chăn gối” của hai vợ chồng.
-
Tác động của bệnh giang mai đối với trẻ sơ sinh
Phần lớn những đứa trẻ bị lây nhiễm bệnh giang mai từ mẹ đều phải đối mặt với các vấn đề về đường tiêu hóa, chậm phát triển, dễ bị sốt cao,… Những yếu tố này khiến trẻ dễ có nguy cơ bị tử vong và thường xảy ra trước khi trẻ biết đi.
Mặt khác, giang mai sơ sinh có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh như xương hàm ngắn, vòm họng cao bất thường, sống mũi biến dạng, bị điếc,… Khi gặp phải những biến chứng này, mẹ nên cho bé đi điều trị trong 3 tháng đầu sau sinh. Nếu để lâu, các dị tật sẽ khó được khắc phục và theo bé suốt cả cuộc đời.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai
Bệnh giang mai, nhất là khi bước vào giai đoạn cuối cùng, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng tại các cơ quan trên cơ thể như:
- Xuất hiện cơn đau ở các chi: Khi mắc giang mai, người bệnh dễ có cảm giác đau nhức, đặc biệt là vùng chi dưới. Cảm giác đau khá ngắn, cảm giác như bị dao cứa. Những cơn đau này xuất hiện ngẫu nhiên, không theo quy luật nên người bệnh luôn cảm thấy khó chịu. Vì cơn đau chủ yếu tập trung vùng chi dưới nên người bệnh thường gặp khó khăn trong việc đi lại, bước đi khập khiễng.
- Rối loạn chức năng co thắt: Cơ quan trong vùng chậu và bàng quang bị ảnh hưởng nên người bệnh có thể gặp phải các rối loạn cảm giác tại bàng quang như bí tiểu, buồn tiểu nhưng không tiểu được, tiểu mất kiểm soát,…
- Bệnh về xương khớp: Các khớp không ngừng bị khuẩn bệnh giang mai tấn công nên cấu trúc xương bị tổn hại. Sớm nhất là biến chứng viêm khớp xương. Cùng với đó là thoát vị, đau đốt sống lưng, gãy xương,…
- Bệnh ở mắt: bệnh giang mai thần kinh có thể gây ra các bất thường ở đồng tử mắt, đồng tử mắt bị nhỏ, hẹp và dần mất đi năng lực phản xạ với ánh sáng. Ngoài ra, bệnh giang mai còn khiến cho cơ mắt bị tê bì, mí mắt không đều.
- Giang mai miệng: Bệnh giang mai hình ảnh ở môi, miệng. lưỡi thường khiến nhiều người chủ quan vì biểu hiện của chúng khá giống với tình trạng nhiệt miệng. Khi tình trạng ngày một diễn biến nặng hơn sẽ gây cản trở đến việc ăn uống, giao tiếp, nuốt nước bọt cũng thấy đau. Một số bệnh nhân tại các vết loét giang mai còn xuất hiện mủ, khiến miệng có mùi hôi.
Những đối tượng dễ mắc bệnh giang mai
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh giang mai, tuy nhiên những nhóm đối tượng dưới đây có tỉ lệ mắc cao hơn.
- Những người có lối sống tình dục không an toàn, chung thủy
- Những người quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su
- Quan hệ đồng tính
- Quan hệ, tiếp xúc với những người bị HIV.
Bệnh giang mai có chữa được không?
Giang mai là một bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, ngoài ra còn có cả đường máu hoặc gián tiếp thông qua việc sử dụng chung đồ cá nhân. Bên cạnh đó, vi khuẩn bệnh giang mai có thể xâm nhập sâu vào máu cùng các cơ quan nội tạng trong cơ thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Chính vì thế, câu hỏi bệnh giang mai có chữa được không là nỗi băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều người.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, giang mai tuy là bệnh lý nguy hiểm nhưng vẫn có thể chữa được nếu như phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, trước khi có biến chứng đến các cơ quan nội tạng.
Người bệnh cần sử dụng thuốc đặc trị theo liều lượng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín. Việc làm này sẽ giúp cho người bệnh đạt được hiệu quả tối ưu trong thời gian điều trị.
Giang mai trị hết không?
Bệnh giang mai hoàn toàn có thể chữa dứt điểm trong điều kiện phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khi đó, xoắn khuẩn mới chỉ trú ngụ ở da và niêm mạc, chưa gây tổn thương nặng nề đến phủ tạng nên người bệnh cần ngay cơ sở y tế tốt để thăm khám và chữa trị sớm nhất.
Các cặp vợ chồng trước khi có ý định sinh con nên kiểm tra sức khỏe toàn diện xem có bị nhiễm khuẩn hay không. Trong trường hợp vợ hoặc chồng bị nhiễm bệnh ở giai đoạn đầu thì cần điều trị khỏi để không ảnh hưởng đến em bé sau này.
Mặc dù bệnh giang mai có thể điều trị khỏi hoàn toàn, song người bệnh cũng không được chủ quan và phải điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ, tránh điều trị ngắt quãng gây ra tình trạng vi khuẩn nhờn thuốc, việc chữa bệnh không hiệu quả nữa.
Mẹ bầu bị giang mai có nguy hiểm không?
Giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con nên khi mẹ nhiễm giang mai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi. Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào túi thai sẽ khiến thai nhi có nguy cơ bị viêm động mạch chủ, sảy, chết lưu,…Trong trường hợp bé được sinh ra cũng sẽ nhiễm giang mai bẩm sinh kèm theo các bệnh lý khác như viêm màng não, điếc bẩm sinh, dị tật,…
Tại Hà Nội cũng như khu vực phía Bắc, người bệnh có thể chữa bệnh giang mai tại địa chỉ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội 152 Xã Đàn. Đây là đơn vị y tế công lập thuộc sự quản lý của Sở Y tế Hà Nội với đội ngũ bác chuyên khoa giỏi, cơ sở vật chất hiện đại cùng dịch vị khám chữa bệnh chuyên nghiệp sẽ mang đến cho người bệnh cảm giác thoải mái trong quá trình khám chữa bệnh.
Trên đây là giải đáp về những vấn đề liên quan đến bệnh giang mai. Mong rằng qua bài viết, bạn đọc có thể nắm được cho mình những những thông tin cần thiết về bệnh, từ sớm để nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa chữa trị bệnh kịp thời. Nếu bạn cần hỗ trợ, hãy để lại SĐT hoặc gọi tới Hotline: 0584 591 878 để gặp các chuyên gia y tế hoàn toàn miễn phí.