banner_115ask

Ung thư buồng trứng: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả

  • Tham vấn y khoa:
  • star
  • Chia sẻ: facebooktwitter

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư sinh dục thường gặp ở nữ giới, chỉ đúng sau bệnh ung thư cổ tử cung. Tại Việt Nam, mỗi năm ước tính có khoảng 1.200 trường hợp mới mắc bệnh ung thư buồng trứng, bệnh diễn tiến âm thầm, các triệu chứng không rõ rệt và thường bị chị em bỏ qua. Trong bài viết này, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Loan – chuyên gia Sản phụ khoa sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng về bệnh để giúp chị em có thể nhận biết sớm và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khoẻ. 

Bệnh ung thư buồng trứng là gì?

Chuyên gia Nguyễn Thị Phương Loan – Chuyên gia sản phụ khoa của Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội cho biết: Ung thư buồng trứng là tình trạng một hoặc cả hai bên buồng trứng xuất hiện các khối u ác tính do sự phát triển bất thường của các tế bào bên trong. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều ở độ tuổi mãn kinh, tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn.

Bệnh ung thư buồng trứng nếu không chữa trị kịp thời, các tế bào ung thư sẽ tấn công vào các mô, cơ quan xung quanh làm mất chức năng sản xuất nội tiết tố, sản xuất tế bào trứng, mang thai của buồng trứng.

Ở giai đoạn nặng, tế bào ung thư di căn qua đường máu hay đường bạch huyết đến nhiều cơ quan khác của cơ thể và hình thành nên các khối u mới. Những dạng ung thư buồng trứng thường gặp như:

  • Ung thư biểu mô buồng trứng (bắt đầu từ các tế bào trên bề mặt buồng trứng)
  • Ung thư từ những tế bào sản xuất ra trứng
  • Ung thư xuất phát từ những tế bào mô nâng đỡ buồng trứng

benh-ung-thu-buong-trung

Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng thường phát triển qua những giai đoạn như:

Giai đoạn 1: Khối u vẫn nằm bên trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, chưa xâm lấn sang các cơ quan khác.

Giai đoạn 2: Khối u vẫn nằm trong buồng trứng và ống dẫn trứng nhưng bắt đầu có dấu hiệu lan sang các cơ quan lân cận trong xương chậu.

Giai đoạn 3: Khối u đã lan rộng hơn, trên 2cm, thậm chí có thể di căn tới các cơ quan xa hơn như: gan, lá lách.

Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh. Ung thư đã di căn tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể như: gan, lá lách, phổi,… cũng như hạch bạch huyết ở háng. Việc điều trị bệnh ở giai đoạn này rất khó khăn và phức tạp.

cac-giai-doan-cua-ung-thu-buong-trung

Nguyên nhân gây ung thư buồng trứng ở nữ giới

Hiện nay, vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh ở nữ giới. Tuy nhiên, qua quá trình thăm khám, các chuyên gia y tế nhận thấy những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng như:

  • Phụ nữ sinh đẻ ít, đang trong thời kỳ mãn kinh
  • Kinh nguyệt không đều
  • Phụ nữ sử dụng thuốc kích thích rụng trứng
  • Người dùng liệu pháp thay thế hormone hậu mãn kinh
  • Nữ giới bị ung thư vú
  • Chị em có người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư đại trực tràng sẽ có nguy cơ mắc bệnh tăng gấp 2 – 4 lần.

Để phòng tránh bệnh ung thư buồng trứng, chị em cần giảm thiểu các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để nâng cao chất lượng sống, phòng ngừa bệnh hiệu quả.

nguyen-nhan-gay-ung-thu-buong-trung

Dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng

Trong thực tế, rất nhiều chị em xem nhẹ, nhầm lẫn dấu hiệu bệnh này với các căn bệnh phụ khoa khác. Người bệnh nếu bỏ qua các biểu hiện bệnh ung thư buồng trứng sớm sẽ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và thời gian sống của bệnh nhân.

Vậy, bệnh ung thư buồng trứng có biểu hiện gì? Theo bác sĩ Sản Phụ Khoa Nguyễn Thị Phương Loan, hiện đang công tác tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, triệu chứng ung thư buồng trứng ở nữ giới điển hình như:

  • Cảm giác khó chịu, đau tại vùng bụng dưới
  • Rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón,…
  • Tiểu tiện nhiều lần do tăng áp lực đè lên bàng quang
  • Luôn có cảm giác đầy bụng, ăn kém
  • Tăng hoặc giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân
  • Chảy máu âm đạo bất thường sau mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bất thường
  • Đau rát, chảy máu khi quan hệ

Khi có các triệu chứng của bệnh ung thư buồng trứng kể trên, chị em cần chủ động tới cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, có biện pháp can thiệp kịp thời.

Bệnh nhân ung thư buồng trứng sống được bao lâu?

Ung thư buồng trứng là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, bởi nó có sự xuất hiện và phát triển của một hay nhiều khối u ác tính tại buồng trứng nữ giới. Do biểu hiện của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề về dạ dày hay bệnh phụ khoa khác nên hầu hết các trường hợp phát hiện bệnh đều đang trong giai đoạn nặng.

Bệnh nhân bị ung thư buồng trứng sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Tình trạng sức khỏe, độ tuổi của bệnh nhân
  • Thời gian phát hiện bệnh
  • Giai đoạn tiến triển của bệnh hay giai đoạn ung thư
  • Khả năng đáp ứng của cơ thể đối với phác đồ điều trị

So với các căn bệnh ung thư khác ở nữ giới, ung thư buồng trứng là loại ung thư có tiên lượng sống tốt, đặc biệt là khi bệnh nhân thăm khám, chẩn đoán ung thư buồng trứng và điều trị bệnh sớm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh mà tiên lượng sống của bệnh ung thư buồng trứng như sau:

Giai đoạn 1:

Bệnh ung thư buồng trứng có chữa khỏi không? Người mắc bệnh ở giai đoạn 1 thường có tiên lượng sống cao nhất. Ở giai đoạn này, tỷ lệ sống sót trên 5 năm đạt 94%. Đặc biệt, người bệnh nếu phát hiện và điều trị ngay ở giai đoạn này đều có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. 

Tuy nhiên, những dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn này thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn nên rất ít trường hợp phát hiện và điều trị.

Giai đoạn 2:

Tiên lượng sống của nữ giới bị ung thư buồng trứng giai đoạn 2 trên 5 năm là 78%. Ở giai đoạn này, bệnh nhân vẫn có thể chữa khỏi bệnh nếu tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Giai đoạn 3:

Đây là giai đoạn muộn của bệnh. So với giai đoạn 1 và 2 thì tiên lượng sống của bệnh ở giai đoạn 3 đã giảm đi rất nhiều. Tỷ lệ sống trên 5 năm của nữ giới bị ung thư buồng trứng là 59%. Đối với cuối giai đoạn 3 đầu giai đoạn cuối là 39%.

Giai đoạn 4:

Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối cùng và nặng nhất của bệnh, có nguy cơ tử vong cao. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ, lan rộng tới buồng trứng còn lại, mô, hạch bạch huyết và các cơ quan bên trong, bên ngoài ổ bụng.

Nữ giới bị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối, tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ còn 17%.

Tác hại của bệnh ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là căn bệnh rất nguy hiểm. Bởi, nếu không được phát hiện, điều trị bệnh kịp thời, bệnh có thể dẫn tới tử vong cho người bệnh. Do đó, để phát hiện sớm bệnh và điều trị bệnh kịp thời, chị em nên quan tâm tới sức khỏe của bản thân, thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần.

Các phương pháp giúp chẩn đoán bệnh ung thư buồng trứng ở nữ giới hiện nay như:

  • Xét nghiệm máu
  • Siêu âm
  • Chụp MRI hay chụp CT
  • Sinh thiết

Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán bệnh cụ thể.

Bị ung thư buồng trứng nên ăn gì?

Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ, người bệnh cũng cần chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. 

Các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ hồi phục bệnh, tăng cường sức đề kháng và khả năng chống lại các tế bào ung thư, hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Việc ăn uống lành mạnh cần duy trì cả trước, trong và sau quá trình điều trị bệnh nhằm giảm nguy cơ gặp phải tác dụng phụ từ các phương pháp điều trị như: hóa trị liệu, xạ trị,… Đẩy lùi các triệu chứng khó chịu, nâng cao chất lượng sống và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Nữ giới bị bệnh ung thư buồng trứng nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, axit béo omega-3, vitamin, cá, trái cây tươi, rau xanh, thịt gà,… và các đồ uống nước ép rau củ, trái cây.

thuc-pham-giau-omega-3

Đặc biệt, trong bữa ăn người bệnh nên ưu tiên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như:

Chất đạm

Người bị ung thư buồng trứng nên bổ sung chất đạm vào trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Người bệnh cần chú ý tiêu thụ đa dạng các loại thực phẩm nhằm cân đối hàm lượng protein có trong thực vật và động vật.

Ngoài ra, bạn nên ưu tiên dùng thịt trắng, bổ sung đạm từ các loại hải sản, thịt đỏ một cách hợp lý.

Tinh bột

Người bệnh có thể bổ sung tinh bột cho cơ thể thông qua các loại củ hay ngũ cốc nguyên hạt. Không nên sử dụng thực phẩm đã chế biến sẵn, nhất là các thực phẩm chứa chất phụ gia, đường đơn.

Chất béo

Người bệnh ung thư buồng trứng có thể bổ sung vào trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình nguồn chất béo không no. Tuy nhiên, bệnh nhân không được sử dụng quá 50% tổng năng lượng.

Vitamin và khoáng chất

Trái cây tươi, rau xanh chính là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất cần được ưu tiên. Để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, làm bệnh năng hơn, chị em nên lựa chọn và sử dụng các loại rau củ quả, trái cây tươi sạch, không chứa hóa chất, thuốc bảo quản gây hại.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là giải pháp tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện bệnh. Ngoài ra, điều này cũng giúp bệnh nhân ung thư buồng trứng kéo dài sự sống hiệu quả.

Lưu ý: Để các dưỡng chất hấp thụ vào trong cơ thể một cách nhanh chóng và tốt nhất, người bệnh nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ăn 3 bữa ăn lớn. Tránh ăn quá no hay ăn quá nhiều trong một ngày.

Bị bệnh ung thư buồng trứng nên kiêng ăn gì?

Người bệnh không nên ăn quá nhiều thịt đỏ, tránh ăn các món ăn ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường, đồ ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, những món ăn muối chua, thực phẩm giàu chất béo bảo quản.

Bệnh nhân bị ung thư buồng trứng cũng cần tránh hút thuốc lá, không sử dụng chất kích thích, các đồ uống có cồn và có gas. Những điều này không chỉ gây tổn hại cho sức khỏe mà còn khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

thuc-pham-cay-nong

Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng

Tùy vào sự tiến triển của bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Ung thư buồng trứng thường được điều trị bằng các phương pháp như: phẫu thuật, hóa học trị liệu, trị liệu bức xạ.

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần:

  • Tái khám đúng lịch hẹn bác sĩ
  • Tuân thủ phác đồ điều trị, chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ hay bổ thuốc trong toa.
  • Ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế chất béo, chất kích thích
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc, cần đảm bảo thời gian giấc ngủ kéo dài từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày và hạn chế ngủ sau 23 giờ.
  • Không làm việc quá sức của bản thân, tránh làm việc nhiều vào buổi tối
  • Kiểm soát cân nặng bằng cách tham gia các hoạt động thể dục thể thao, ngồi thiền, yoga, vui chơi cùng người thân thay vì ngồi một chỗ.
  • Luôn suy nghĩ tích cực, vui vẻ và giữ cho tinh thần thoải mái nhất có thể
  • Trong trường hợp tâm lý căng thẳng, lo lắng kéo dài và không thể giữ tâm lý ổn định bằng những biện pháp thông thường, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ để có hướng giải quyết hợp lý

Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh ung thư buồng trứng mà chuyên gia Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Hà Nội. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần bác sĩ chuyên khoa giải đáp, bạn hãy để lại câu hỏi và SĐT lên website hoặc gọi trực tiếp đến Hotline: 0584.591.878 để được hỗ trợ trong thời gian nhanh nhất

ho-tro

Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

Bệnh buồng trứng là gì? Những bệnh buồng trứng nguy hiểm ở nữ giới

Bệnh buồng trứng là gì? Những bệnh buồng trứng nguy hiểm ở nữ giới

Buồng trứng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống cơ quan sinh dục và sinh sản của nữ giới. Khi mắc các bệnh buồng trứng, sức khỏe sinh sản, chức năng sinh lý sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Do đó, chị em phụ nữ cần trang bị.....

[TỔNG HỢP] 9 Bệnh phụ khoa nguy hiểm thường gặp nhất ở phụ nữ

[TỔNG HỢP] 9 Bệnh phụ khoa nguy hiểm thường gặp nhất ở phụ nữ

Viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu… được biết đến là các bệnh phụ khoa thường gặp và nguy hiểm. Các bệnh lý này nếu không được điều trị đúng phương pháp và kịp thời. Sức khỏe, khả năng sinh sản, thậm chí là.....

Những phương pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả cho chị em

Những phương pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả cho chị em

Theo thống kê y khoa mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng 9 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung và các ca bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa. Nhưng ít chị em biết rằng bệnh ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể phòng.....

5 cách điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay

5 cách điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm và phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu phụ nữ trên khắp thế giới. Đây là một loại ung thư xuất phát từ các tế bào biểu mô của cổ tử cung. Một trong những nguyên nhân chính gây.....

Chi phí điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung hết bao nhiêu tiền?

Chi phí điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung hết bao nhiêu tiền?

Viêm lộ tuyến cổ tử cung hay còn gọi là viêm cổ tử cung, là một tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm của cổ tử cung – khu vực nằm ở phía dưới của tử cung và mở ra âm đạo. Tình trạng này thường được gây ra bởi.....

Những điều cần biết về đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung

Những điều cần biết về đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung

Đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung là phương pháp điều trị được nhiều chị em lựa chọn bởi ưu điểm an toàn, hiệu quả và ít đau đớn. Vậy đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì? Khi nào nên đốt viêm lộ tuyến? Quy trình thực hiện.....