banner_115ask

Sa âm đạo là bệnh gì? Triệu chứng và cách chữa trị

  • Tham vấn y khoa:
  • star
  • Chia sẻ: facebooktwitter

Sa âm đạo là tình trạng bất thường xảy ra khi các cơ nâng đỡ tạng trong khung chậu của người phụ nữ quá yếu, khiến các cơ quan sa xuống vùng âm đạo. Nhiều chị em không chỉ xấu hổ, tự ti mà còn lo lắng tình trạng này gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Vậy cụ thể bệnh sa âm đạo là gì và chị em nên làm gì khi bị sa âm đạo? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây! 

Bệnh sa âm đạo là gì?

Sa âm đạo là tình trạng phổ biến, đặc biệt nhiều chị em bị sa âm đạo sau sinh. Ngoài ra sa âm đạo và sa tử cung cũng thường được đề cập chung với nhau. Vậy tình trạng sa âm đạo là như thế nào? 

Sa âm đạo, hay sa cơ quan vùng chậu, là tình trạng bất thường khi cấu trúc nâng đỡ các tạng ở khoang chậu chị em bị suy yếu. Khi đó niệu đạo tử cung, trực tràng hoặc bàng quang sẽ lệch khỏi vị trí bình thường, đồng thời sa xuống ống âm đạo. Các cơ quan đó còn có thể nhô ra ngoài cửa âm đạo nếu như sàn chậu suy yếu nghiêm trọng. 

sa-am-dao

Sa âm đạo được phân chia cụ thể như sau: 

  • Sa thành trước âm đạo: xảy ra khi có sự sa bàng quang hay niệu đạo xuống âm đạo. 
  • Sa thành sau âm đạo: Xảy ra khi có sự suy yếu vách ngăn cách giữa âm đạo và trực tràng, khiến cho trực tràng bị đẩy vào thành âm đạo. 
  • Sa tử cung: Một trường hợp thường gặp khi tử cung sa xuống ống âm đạo. 
  • Sa đỉnh âm đạo: Xuất hiện khi phần trên của âm đạo hoặc cổ tử cung sa vào bên trong ống âm đạo. 

Sa âm đạo nguyên nhân do đâu?

Cơ sàn chậu giống như một chiếc võng, nó có vai trò hỗ trợ và nâng đỡ các cơ quan trong khoang chậu. Nhưng nếu cơ sàn chậu bị suy yếu do nồng độ estrogen thất thường trong thời kỳ mãn kinh, do lão hóa hay sinh nở… thì có thể gây ra tình trạng sa âm đạo, sa tạng chậu. Ngoài ra một số nguyên nhân sau cũng có thể dẫn tới tình trạng sa âm đạo: 

  • Mắc bệnh phổi mãn tính dẫn tới ho dai dẳng. 
  • Các cơ quan phải chịu áp lực lớn do béo phì. 
  • Tao bón mãn tính.
  • Nâng vật nặng thường xuyên. 

sa-am-dao

Dấu hiệu sa âm đạo

Thông thường triệu chứng sa âm đạo không có gì rõ nét. Nếu có, dấu hiệu bị sa âm đạo sẽ tùy thuộc vào từng cơ quan bị sa cụ thể. Nhìn chung chị em có thể thấy: 

  • Trong âm đạo có cảm giác khó chịu. 
  • Ở cửa âm đạo có một khối sa nhô ra. 
  • Vùng chậu cảm thấy nặng nề hoặc căng tức. 
  • Khi ngồi cảm thấy cộm vướng. 
  • Thắt lưng đau nhức, khi nằm xuống thấy đỡ hơn. 
  • Buồn tiểu thường xuyên. Tiểu tiện hoặc đại tiện không hết. 
  • Rất hay bị nhiễm trùng bàng quang. 
  • Chảy máu âm đạo bất thường.
  • Đau khi quan hệ tình dục. 
  • Khi cười, hắt hơi, ho thì bị rò rỉ nước tiểu. Tình trạng này cũng xảy ra nếu vận động mạnh hoặc quan hệ tình dục. 

>>> Xem thêm: Chuyên gia chỉ cách điều trị bệnh u nang buồng trứng hiệu quả nhất

Sa âm đạo có nguy hiểm không?

Sa âm đạo có nguy hiểm không? Đây là điều khiến rất nhiều chị em bất an lo lắng, đặc biệt với những người đang mắc phải một trong bốn dạng sa âm đạo. 

Theo các chuyên gia y tế, sa âm đạo không phải là một căn bệnh đe dọa hay trực tiếp gây nguy hiểm tới tính mạng của chị em phụ nữ. Tuy nhiên căn bệnh này lại gây ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt thường ngày, cũng như chuyện sinh hoạt tình dục. Ngoài ra bệnh cũng có thể gây biến chứng nếu không điều trị. 

Cụ thể những vấn đề phát sinh gồm: 

  • Quan hệ tình dục khó khăn.
  • Tiểu tiện hoặc đại tiện khó khăn.
  • Tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu.
  • Tạo thành vết loét trong âm đạo nếu như cổ tử cung hoặc tử cung bị sa xuống. 

Nếu như chị em phát hiện và điều trị tình trạng này kịp thời, bệnh chỉ ở mức độ nhẹ thì sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn tới cuộc sống chị em. 

sa-am-dao

Sa âm đạo chẩn đoán ra sao?

Sa âm đạo thường được chẩn đoán khi chị em đi khám phụ khoa. Khi khám, bệnh nhân sẽ được bác sĩ yêu cầu rặn mạnh rồi siết chặt lại các cơ sàn chậu để kiểm tra xem các cơ hỗ trợ âm đạo, tử cung cũng như các cơ quan khác trong khoang chậu có săn chắc hay không. 

Nếu bệnh nhân gặp phải vấn đề về tiểu tiện, cần phải kiểm tra chức năng bàng quang nhờ các phương pháp dưới đây: 

  • Đo niệu dòng: Để kiểm tra lượng và lực của dòng nước tiểu. 
  • Đo áp lực bàng quang: Để xem lượng nước tiểu bàng quang có khả năng chứa trước khi chị em thấy buồn tiểu.
  • Siêu âm vùng chậu: Kiểm tra bàng quang cũng như các cơ quan khác bằng sóng âm thanh. 
  • Chụp cộng hưởng từ sàn chậu: Sử dụng sóng radio và từ trường mạnh để tạo ra các hình ảnh trong khoang chậu, giúp bác sĩ quan sát cụ thể tình trạng bên trong cơ thể. 
  • Chụp CT ổ bụng và khoang chậu: Giúp các bác sĩ quan sát hình ảnh chi tiết các cơ quan trong khung chậu nhờ tia X. 

>>> Bệnh đa nang buồng trứng

Cách chữa sa âm đạo

Sa âm đạo xảy ra khi các cơ nâng đỡ nội tạng suy yếu, vậy sa âm đạo có chữa được không? Theo các chuyên gia, đây là căn bệnh có thể khắc phục được với các cách điều trị đa dạng. Nếu bệnh nhẹ bạn chỉ cần dùng biện pháp không xâm lấn, nhưng với bệnh nặng cũng sẽ phải dùng biện pháp phẫu thuật. 

Cách điều trị sa âm đạo không xâm lấn

Thông thường, bệnh nhân sa âm đạo có thể tự mình khắc phục bệnh tại nhà bằng cách thực hiện các bài tập cơ sàn chậu, hay Kegel. Những bài tập này sẽ giúp các cơ trong âm đạo, bàng quang và khoang chậu được củng cố, từ đó trở nên săn chắc hơn. 

sa-am-dao

Bạn có thể thực hiện bài tập này theo các bước sau: 

  • Siết chặt cơ sàn chậu. 
  • Thả lỏng sau một vài giây. 
  • Tiếp tục lặp lại động tác từ 8 tới 10 lần. 
  • Mỗi ngày thực hiện ba đợt. 

Nếu bạn vẫn chưa xác định cơ sàn chậu được, thì khi đi tiểu, bạn hãy thử ngừng tiểu giữa chừng, sau đó tiếp tục tiểu như bình thường. Bạn cũng có thể tưởng tượng khi mình đang nhịn hơi. Cơ sàn chậu chính là cơ được sử dụng để thực hiện các hành động đó. Tuy nhiên chỉ khi muốn xác định cơ sàn chậu thì bạn mới nên ngừng tiểu, chứ không nên ngừng tiểu thường xuyên trong quá trình đi tiểu. 

Ngoài ra, tình trạng sa tạng cũng được khắc phục bằng cách giảm cân. Bởi lẽ lúc này áp lực lên bàng quang cũng như những cơ quan nội tạng khác trong khoang chậu cũng được giảm xuống. 

Bạn cũng có thể dùng vòng nâng pessary để hỗ trợ điều trị bệnh. Dụng cụ này làm từ cao su hoặc nhựa có dạng hình tròn, được đặt vào trong âm đạo để giúp cố định các cơ quan ở đúng vị trí. Loại vòng này rất dễ sử dụng, giúp chị em không cần phải phẫu thuật.

Phẫu thuật sa âm đạo

Nếu các phương pháp trước không giúp bạn cải thiện tình trạng sa âm đạo, thì tốt nhất bạn hãy cân nhắc việc phẫu thuật. Phẫu thuật sẽ giúp đưa các cơ quan tạng trở lại vị trí bình thường. 

sa-am-dao

Thông thường các chuyên gia sử dụng vật liệu nhân tạo, mô tự thân hoặc mô từ người hiến tặng để hỗ trợ các cơ sàn chậu suy yếu. Việc phẫu thuật thường được thực hiện qua các đường mổ nhỏ trên thành bụng (tức phẫu thuật nội soi ổ bụng) hoặc thực hiện trực tiếp qua đường âm đạo. 

Sa âm đạo là căn bệnh không nguy hiểm và có thể điều trị khỏi, nhưng bạn không nên chủ quan vì nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Những trường hợp mắc nhẹ có thể điều trị bằng cách tập Kegel, trường hợp nặng hơn phải phẫu thuật. Tuy nhiên cho dù đã phẫu thuật, căn bệnh này vẫn có thể tái phát. Vì thế khi mắc bệnh tốt hơn bạn nên nhờ tới sự hỗ trợ của chuyên gia y tế. 

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về các bệnh lý liên quan khác, hãy truy cập website chính của chúng tôi để có những thông tin bổ ích khác nhé và nếu bạn muốn đặt lịch thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, vui lòng liên hệ tới HOTLINE: 0584 591 878 hoặc trao đổi trực tiếp với chuyên gia TẠI ĐÂY.

ho-tro

Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

Những phương pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả cho chị em

Những phương pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả cho chị em

Theo thống kê y khoa mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng 9 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung và các ca bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa. Nhưng ít chị em biết rằng bệnh ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể phòng.....

5 cách điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay

5 cách điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm và phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu phụ nữ trên khắp thế giới. Đây là một loại ung thư xuất phát từ các tế bào biểu mô của cổ tử cung. Một trong những nguyên nhân chính gây.....

Chi phí điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung hết bao nhiêu tiền?

Chi phí điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung hết bao nhiêu tiền?

Hỏi: “Bác sĩ cho em hỏi chi phí điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung là bao nhiêu ạ? Em đã đi khám và được chẩn đoán bị viêm lộ tuyến độ 3. Mong bác sĩ giải đáp” – Thu Hà (26 tuổi, Hưng Yên). Trả lời: Chào bạn.....

Những điều cần biết về đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung

Những điều cần biết về đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung

Đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung là phương pháp điều trị được nhiều chị em lựa chọn bởi ưu điểm an toàn, hiệu quả và ít đau đớn. Vậy đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì? Khi nào nên đốt viêm lộ tuyến? Quy trình thực hiện.....

Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở 60-80% nữ giới từng quan hệ tình dục. Nếu không được phát hiện kịp thời và có biện pháp can thiệp đúng cách có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và đời.....

Phương pháp điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung an toàn, hiệu quả

Phương pháp điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung an toàn, hiệu quả

Viêm lộ tuyến cổ tử cung không hiếm gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu, phiền toái mà còn gia tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn cũng như ung thư cổ tử cung nếu không được chữa.....