Ung thư buồng trứng là căn bệnh ung thư phụ khoa khá phổ biến và hết sức nguy hiểm ở nữ giới, bệnh đứng thứ 5 trong các căn bệnh ung thư gây tử vong ở phụ nữ. Phẫu thuật ung thư buồng trứng là phương pháp nhằm loại bỏ khối u trong buồng trứng, đề phòng tái phát và di căn.Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, trong bài viết sau đây, bác sĩ Nguyễn Thị Phương Loan – Chuyên gia sản phụ khoa sẽ làm rõ hơn về phẫu thuật ung thư buồng trứng cũng như các vấn đề xung quanh căn bệnh này. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Ung thư buồng trứng là gì?
Buồng trứng là hai cơ quan nằm ở hai bên của tử cung, nơi tạo ra trứng phôi và sản xuất nữ hormone estrogen và progesterone. Ung thư buồng trứng là một loại ung thư phát triển từ các tế bào trong buồng trứng hoặc các cấu trúc liên quan trong vùng bụng của phụ nữ. tình trạng xuất hiện các khối u ác tính tại một hoặc hai bên buồng trứng. Nếu không được điều trị kịp thời, các tế bào ung thư sẽ tiếp tục phát triển và xâm lấn các mô cùng cơ quan xung quanh. Ở giai đoạn đầu, chúng gây rối loạn nội tiết tố và ảnh hưởng chức năng sinh sản của bệnh nhân.
Ở giai đoạn cuối, tế bào ung thư sẽ di căn sang các cơ quan khác và hình thành lên những khối u mới, gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân .
Những biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng thường không gây ra nhiều triệu chứng trong giai đoạn sớm, điều này làm cho nó khó phát hiện. Khi bệnh phát triển, các triệu chứng có thể bao gồm như:
- Thường xuyên đau lưng
- Đau bụng dưới hoặc vùng chậu
- Đầy hơi, buồn nôn, nôn ọe liên tục, kéo dài trong nhiều ngày.
- Đau khi quan hệ
- Mệt mỏi, khó thở, mất cảm giác ngon miệng khi ăn
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
Cần lưu ý rằng, những biểu hiện trên cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý khác gây ra. Để an toàn nhất, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để thăm khám, xét nghiệm nhằm xác định chính xác căn nguyên của những triệu chứng trên khi nhận thấy chúng kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
Phẫu thuật ung thư buồng trứng là gì?
Có nhiều phương pháp để điều trị ung thư buồng trứng, mỗi phương pháp đều có cách tiến hành khác nhau và dành cho từng giai đoạn phát triển của khối u. Phẫu thuật ung thư buồng trứng là phương pháp ngoại khoa dùng để cắt bỏ tử cung hoàn toàn, hai phần phụ và mạc nối lớn. Diện tích cắt bỏ lớn hay nhỏ phụ thuộc vào việc bệnh được phát hiện sớm hay muộn.
Phẫu thuật ung thư buồng trứng được chỉ định cho các trường hợp bệnh ở giai đoạn I, giai đoạn II hoặc kết hợp với điều trị hóa chất.
Quy trình phẫu thuật ung thư buồng trứng:
Bước 1. Chuẩn bị
- Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định khám chuyên khoa.
- Bác sĩ sẽ tư vấn cho người nhà và bệnh nhân những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình phẫu thuật.
- Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh thân thể, tắm bằng dung dịch vệ sinh, bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước ca phẫu thuật.
- Nhân viên y tế chuẩn bị hồ sơ bệnh án theo đúng quy định.
Bước 2. Tiến hành phẫu thuật
- Thì 1: Mở khoang bụng theo đường trắng giữa dưới rốn và trên rốn nếu cần.
- Thì 2: Thăm dò khối u ở ổ bụng – Lấy dịch ổ bụng làm xét nghiệm – Đánh giá, phân tích khối u
- Thì 3: Tiến hành cắt bỏ khối u
- Thì 4: Cắt bỏ tử cung hoàn toàn – cắt bỏ hai phần phụ
- Thì 5: Cắt bỏ mạc nối lớn
- Thì 6: Vét hạch chậu 2 bên: Vét hạch ở chỗ phân nhánh động mạch chậu để làm xét nghiệm tức thì, nếu xét nghiệm dương tính thì vét hạch dọc theo mạch máu đến chỗ phân nhánh 2 động mạch chậu gốc, nếu xét nghiệm còn dương tính thì vét hạch theo động mạch chủ lên đến cơ hoành. Kiểm tra và cầm máu kỹ.
- Thì 7: Đóng bụng theo các lớp giải phẫu.
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần ở lại để theo dõi các yếu tố lưu thông máu, tình trạng bụng, ra máu âm đạo,… nếu không có gì khác thường, bác sĩ sẽ cho chị em về nhà nghỉ ngơi.
Phẫu thuật ung thu buồng trứng có nguy hiểm không?
Phẫu thuật loại bỏ khối u buồng trứng là một quá trình quan trọng, và tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra quyết định phẫu thuật. Mặc dù có nhiều lợi ích như giảm đau bụng, đau lưng, chảy máu âm đạo và các triệu chứng khác, nhưng cũng có một số rủi ro và ảnh hưởng đối với sức khỏe sinh sản.
Rủi Ro Trong Phẫu Thuật ung thu buồng trứng
Chảy máu: Phẫu thuật có thể gây ra chảy máu, đòi hỏi sự chú ý đặc biệt để kiểm soát và ngăn chặn tình trạng này.
Tổn thương cơ quan lân cận: Có khả năng tổn thương các cơ quan lân cận như ruột, bàng quang, hay niệu quản trong quá trình phẫu thuật.
Nhiễm trùng hậu phẫu: Rủi ro nhiễm trùng sau phẫu thuật là một vấn đề, và các biện pháp phòng ngừa cần được thực hiện cẩn thận.
Dính ruột, tắc ruột: Có khả năng dính ruột hoặc tắc nghẽn ruột, đặc biệt khi phẫu thuật ảnh hưởng đến vùng bụng.
Tái phát khối u: Trong một số trường hợp, khối u có thể tái phát, đặc biệt là khi đó là u lạc nội mạc tử cung và lan ra buồng trứng.
Nang giả dính sau phẫu thuật: Đôi khi, sau phẫu thuật, có thể hình thành các nang giả dính, gây ảnh hưởng đến sự linh hoạt và chức năng của buồng trứng.
Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Sinh Sản
Chỉ cắt khối u buồng trứng: Mô buồng trứng bình thường vẫn còn, nhưng có thể có sự dính quanh buồng trứng và vòi trứng, có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.
Cắt bỏ 1 bên buồng trứng: Vẫn còn khả năng có thai, nhưng nếu sau đó xuất hiện u buồng trứng bên còn lại, có thể gây khó khăn trong việc thụ thai.
Cắt bỏ cả 2 bên buồng trứng: Mất hoàn toàn khả năng sinh sản, ảnh hưởng đến ham muốn tình dục và có thể gây ra rối loạn mãn kinh toàn thân.
Tất cả những quyết định này cần được đưa ra sau khi thảo luận chi tiết giữa bác sĩ và bệnh nhân, dựa trên tình hình sức khỏe cụ thể và mong muốn của người bệnh.
Lưu ý sau phẫu thuật loại bỏ khối u buồng trứng
Nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc: Quá trình nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc là quan trọng để hỗ trợ quá trình phục hồi sau phẫu thuật, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng và tối ưu hóa sức khỏe.
Bổ sung thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây: Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng và dưỡng chất để hỗ trợ quá trình lành và đảm bảo sức khỏe tổng thể.
Tập thể dục nhẹ nhàng: Việc tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp cải thiện tâm lý, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ quá trình hồi phục. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động thể dục nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Thư giãn: Thực hiện các hoạt động thư giãn như yoga, thiền, hay massage có thể giúp giảm căng thẳng và tạo cảm giác thoải mái cho cơ thể sau phẫu thuật.
Theo dõi sức khỏe: Quá trình theo dõi sức khỏe định kỳ với bác sĩ là quan trọng để đảm bảo bất kỳ vấn đề sức khỏe nào được phát hiện và giải quyết kịp thời. Các xét nghiệm cần thiết cũng nên được thực hiện để đánh giá sức khỏe tổng thể.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến phẫu thuật ung thư buồng trứng. Nếu muốn tư vấn thêm về diện bệnh này hoặc đặt lịch phẫu thuật bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Hotline: 0584 591 878 hoặc để lại SĐT và câu hỏi lên website sẽ có bác sĩ chuyên khoa từ 115ask hỗ trợ giải đáp cho bạn nhanh nhất nhé.