Lậu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do song cầu khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, đang trong độ tuổi sinh sản nhưng bệnh lậu ở trẻ nhỏ cũng không hiếm gặp với số lượng ca mắc chiếm khoảng 0.5%. Vậy bệnh lậu ở trẻ nhỏ là như thế nào? Nguyên nhân gây bệnh lậu ở trẻ em ra sao? Dưới đây là bài viết chia sẻ của chuyên gia Đặng Tuấn Trình – Phòng khám đa Khoa Quốc Tế Hà Nội về loại bệnh truyền nhiễm này. Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Bệnh lậu ở trẻ nhỏ là như thế nào?
Bệnh lậu ở trẻ nhỏ là tình trạng cơ thể trẻ nhiễm trùng do vi khuẩn lậu tấn công và gây bệnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể trẻ, sau 3-5 ngày, các triệu chứng xuất hiện ở mắt hoặc cơ quan sinh dục của trẻ khiến trẻ khó chịu và quấy khóc.
Dấu hiệu điển hình lậu mắt ở trẻ sơ sinh là:
- Mắt trẻ đỏ, mí mắt sưng to
- Sau sinh, mắt trẻ nhắm nghiền
- Chảy nước mắt, đôi khi chảy dịch mủ
- Dử mắt dạng mủ, đóng dày
- Nhèm mắt, giác mạc bị viêm đỏ và loét
Triệu chứng bệnh lậu ở cơ quan sinh dục trẻ sơ sinh:
- Bộ phận sinh dục sưng, tấy đỏ
- Người trẻ nóng ran, trẻ quấy khóc
- Tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu ra dịch mủ màu vàng
Cha mẹ nhận thấy dấu hiệu bất thường ở trẻ cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh lậu ở trẻ sơ sinh
Theo các chuyên gia, bệnh lậu ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do lây nhiễm từ mẹ trong quá trình mang thai hoặc sinh nở.
Lây bệnh khi mang thai: Trong quá trình mang thai, người mẹ mắc bệnh lậu có thể lây nhiễm vi khuẩn cho con qua nhau thai, đường nước ối.
Lây bệnh qua đường sinh thường: Khi mẹ bầu sinh con qua đường âm đạo, mắt, mũi, miệng của trẻ sẽ dễ tiếp xúc trực tiếp với khuẩn lậu trú ngụ tại cửa mình của người mẹ, khiến trẻ bị viêm giác mạc, loét giác mạc, viêm đường hô hấp…
Nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp: Nếu cho trẻ sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, bồn tắm, bồn cầu, bát đũa… với người mắc bệnh lậu thì trẻ có nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra, những người bị bệnh lậu ở miệng mà hôn lên những nơi có vết trầy xước trên cơ thể của trẻ thì em bé cũng có nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu.
Bệnh lậu mắt ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Lậu là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm với tỉ lệ mắc cao và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp sớm và điều trị dứt điểm. Đáng lo ngại hơn, sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn rất yếu nên khi vi khuẩn tấn công sẽ gây nên để lại những di chứng nguy hiểm cho trẻ.
Bệnh lậu mắt ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng đến thị giác của trẻ, gây ra tình trạng viêm loét giác mạc, thậm chí mà mù lòa vĩnh viễn.
Bệnh lậu ở cơ quan sinh dục khiến trẻ đối mặt với nguy cơ viêm âm hộ, viêm vùng kín. Tình trạng này kéo dài sẽ tạo điều kiện cho khuẩn lậu xâm nhập vào sâu bên trong, gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục diện rộng, đe dọa đến khả năng sinh sản trong tương lai của trẻ.
Một số trường hợp khuẩn lậu lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể và gây viêm nhiễm, khiến sức đề kháng của trẻ giảm sút nhanh chóng, đe dọa đến tính mạng của các em bé.
Điều trị tình trạng lậu mắt ở trẻ sơ sinh
Cha mẹ nghi ngờ con trẻ mắc bệnh lậu mắt cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ thăm khám và hỗ trợ kịp thời. Việc phát hiện sớm và điều trị tích cực có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp chữa trị hiệu quả đồng thời tránh gặp biến chứng nguy hiểm.
Dựa trên tình trạng bệnh cũng như triệu chứng bệnh lậu, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với trẻ. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số thuốc kháng sinh với liều lượng thấp, thành phần an toàn để không gây tác dụng phụ đến trẻ.
Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị, cha mẹ nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc, tuyệt đối không tăng/giảm liều thuốc hoặc tự ý ngưng thuốc khi thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Cha mẹ không được tự chữa trị cho trẻ tại nhà bằng các phương pháp truyền miệng chưa được khoa học kiểm chứng. Các phương pháp này không làm tình trạng bệnh thuyên giảm mà còn khiến trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng hơn. Đặc biệt, không được sử dụng đơn thuốc của người lớn cho trẻ sơ sinh bởi có thể khiến trẻ gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như sốc phản vệ, dị ứng…
Bên cạnh đó, cha mẹ nên làm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lậu cũng như xác định nguồn lây nhiễm bệnh. Trường hợp cha mẹ hoặc người thân bị mắc bệnh, cần tiến hành điều trị dứt điểm để ngăn chặn nguy cơ tái phát.
Cách phòng tránh bệnh lậu ở trẻ sơ sinh
Theo các chuyên gia, cha mẹ có thể phòng tránh bệnh lậu ở trẻ sơ sinh bằng một số cách sau:
- Các cặp vợ chồng có kế hoạch sinh con cần đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe tổng quát để chắc chắn không mắc các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh lậu nói riêng. Trường hợp một trong hai vợ chồng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, cần điều trị dứt điểm rồi mới tiếp tục thực hiện kế hoạch mang thai.
- Trong quá trình mang thai, thai phụ cần thăm khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh lậu. Nếu thai phụ mắc bệnh, cần điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, thai phụ nên lựa chọn phương pháp sinh mổ để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu cho thai nhi.
- Không cho trẻ dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, chậu tắm, bát đũa, cốc chén, nhà vệ sinh… với người khác, kể cả bố mẹ.
- Không cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người nghi mắc bệnh lậu hoặc bệnh truyền nhiễm khác, nhất là khi trên cơ thể trẻ có những vết thương ngoài da.
Bệnh lậu ở trẻ nhỏ vô cùng nguy hiểm. Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh lậu, cha mẹ cần đưa trẻ thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Để đặt lịch khám tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, các bậc phụ huynh có thể để lại SĐT và câu hỏi hoặc liên hệ trực tiếp đến Hotline: 0584 591 878 để được tư vấn cụ thể về các hạng mục và bảng giá chi tiết.