Viêm tinh hoàn là bệnh lý thường gặp ở nam giới trưởng thành hoặc đã có quan hệ tình dục. Tuy nhiên, viêm tinh hoàn vẫn có thể xảy ra ở trẻ nhỏ với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Bài viết dưới đây là chia sẻ của chuyên gia Đặng Tuấn Trình – Chuyên gia Ngoại Tiết Niệu Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Hà Nội về triệu chứng và nguyên nhân gây viêm tinh hoàn ở trẻ em, giúp cha mẹ chủ động phòng tránh bệnh cho con. Mời bạn cùng theo dõi!
Tìm hiểu về bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em
Viêm tinh hoàn ở trẻ em là tình trạng tinh hoàn bị tổn thương, sưng viêm do vi khuẩn, virus xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Tinh hoàn là cơ quan sinh dục có vai trò quan trọng trong sản xuất hormone sinh dục và sản sinh tinh trùng. Khi sức khỏe tinh hoàn có vấn đề sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của trẻ sau này.
Chính vì thế, cha mẹ cần quan tâm đến sức khỏe cơ quan sinh dục của con, phát hiện sớm những biểu hiện bất thường tại vùng kín để đưa trẻ điều trị sớm.
Dấu hiệu bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em
Viêm tinh hoàn ở trẻ em không hiếm gặp và thường chỉ xuất hiện viêm ở một trong hai tinh hoàn. Khi vệ sinh hoặc tắm rửa hàng ngày cho trẻ, cha mẹ nên chú ý quan sát để sớm nhận biết các triệu chứng của bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ.
- Da bìu bao quanh tinh hoàn bị phù nề, sưng, tấy đỏ và nóng rát
- Sờ vào thấy tinh hoàn cứng, sưng đau nên trẻ thường không cho cha mẹ chạm vào
- Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu có mùi khai nồng
- Nước tiểu đục, xuất hiện dịch mủ hoặc máu
- Trẻ bị sốt nhẹ,cơ thể mệt mỏi, mất tập trung
- Trẻ biếng ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ, đôi khi cảm thấy buồn nôn, ít vận động
Cha mẹ nhận thấy dấu hiệu trên cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ra viêm tinh hoàn ở trẻ em
Bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết: Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó một số nguyên nhân phổ biến nhất là:
- Vệ sinh không sạch sẽ
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không đúng cách là nguyên nhân khiến các chất thải, bụi bẩn ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập và gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục, trong đó có viêm tinh hoàn. Hơn nữa, trẻ nhỏ chưa biết cách vệ sinh và chăm sóc sức khỏe bộ phận sinh vì thế cha mẹ cần quan tâm và hướng dẫn trẻ chăm sóc, vệ sinh vùng kín mỗi ngày.
- Hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi trẻ đến tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục phát triển sẽ khiến bao quy đầu tự tuột xuống. Việc bao quy đầu bị hẹp khiến nước tiểu và các chất cặn bã ứ đọng tại bao quy đầu, tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại xâm nhập và gây viêm nhiễm tại bao quy đầu. Nếu không phát hiện sớm và điều trị tích cực, vi khuẩn sẽ nhanh chóng phát triển, lây lan và gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục lân cận, gây viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm ống dẫn tinh…
- Cơ quan sinh dục bị tổn thương
Trong quá trình hoạt động, vui chơi, chạy nhảy, trẻ có thể bị ngã hoặc gặp những chấn thương, tai nạn ỏ vùng kín gây tổn thương vùng bìu. Tổn thương này có thể gây nên biến chứng sưng đau, viêm nhiễm rồi dẫn đến viêm tinh hoàn.
- Biến chứng của bệnh quai bị
Phần lớn nam giới bị viêm tinh hoàn nguyên nhân tự bệnh viêm quai bị gây ra. Có tới viêm quai bị nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ khiến virus gây bệnh quai bị di chuyển đến tinh hoàn và gây viêm tinh hoàn.
- Ảnh hưởng của bệnh lý khác
Viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ có thể là biến chứng của một số bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục như: viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm niệu đạo.
Viêm tinh hoàn ở trẻ có nguy hiểm không?
Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em vô cùng nguy hiểm do sức đề kháng của trẻ còn yếu, hơn nữa, các triệu chứng bệnh trong giai đoạn đầu thường mờ nhạt, khiến trẻ khó nhận biết và thông báo với cha mẹ. Nhiều trường hợp đến thăm khám khi bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Áp xe, xơ hóa tinh hoàn
- Teo tinh hoàn
- Hoại tử tinh hoàn dẫn đến cắt bỏ tinh hoàn.
Vì thế, cha mẹ cần quan sát cẩn thận vùng kín của trẻ trong quá trình tắm rửa hàng ngày để sớm phát hiện các dấu hiệu của bệnh viêm tinh hoàn. Từ đó, cha mẹ nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị hiệu quả, tránh gặp phải những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau.
Phương pháp điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ em
Dựa vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ viêm nhiễm nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ phù hợp nhất.
- Điều trị bằng thuốc
Để điều trị bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ do vi khuẩn, virus, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh đặc trị để tiêu diệt triệt để tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, trẻ được dùng thêm một số thuốc giảm đau để giảm thiểu triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Tuy nhiên, khi cha mẹ cho trẻ sử dụng kháng sinh cần thận trọng lưu ý bởi sức đề kháng của trẻ yếu, dễ bị kích ứng và gặp một số tác dụng phụ khi dùng nhóm thuốc này.
- Điều trị bằng kỹ thuật CRS
Kỹ thuật CRS là phương pháp sử dụng tần sóng để đưa thuốc điều trị vào nơi có vi khuẩn. Phương pháp này có ưu điểm là tác động trực tiếp vùng viêm nhiễm, phù hợp với những trẻ nhỏ không thể dùng kháng sinh toàn thân.
- Điều trị bằng phương pháp nâng đỡ
Phương pháp này cố định tinh hoàn, sau đó chườm lạnh kết hợp với thuốc kháng sinh để ức chế viêm nhiễm, giúp giảm triệu chứng đau đớn, khó chịu của bệnh.
Lưu ý: Dù chữa bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ bằng phương pháp nào, cha mẹ và trẻ cần phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc, tuyệt đối không được ngưng dùng thuốc sớm hơn thời gian quy định dù thấy bệnh đã có dấu hiệu khỏi.
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em
Viêm tinh hoàn ở trẻ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh như sau:
- Tiêm vaccine phòng bệnh quai bị để ngăn chặn nguy cơ biến chứng viêm tinh hoàn. Tiêm vaccine là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả, an toàn.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ. Nếu trẻ nhỏ, cha mẹ nên trực tiếp vệ sinh cho trẻ, trong quá trình tắm rửa, cần quan sát cẩn thận vùng kín để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh viêm tinh hoàn. Nếu trẻ lớn và có thể tự tắm rửa, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh vùng kín đúng cách cũng như nhắc trẻ khi thấy dấu hiệu bất thường tại vùng kín cần nhanh chóng thông báo với cha mẹ.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người quai bị và cho trẻ đeo khẩu trang thường xuyên khi đến nơi đông người bởi trẻ có sức đề kháng yếu, dễ bị lây nhiễm bệnh từ người khác.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là rau xanh và trái cây để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.
- Khi trẻ thông báo có dấu hiệu bất thường tại vùng kín, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Bài viết chia sẻ trên đây đã trang bị cho bạn đọc kiến thức về bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ. Hy vọng thông qua bài viết, cha mẹ sẽ biết cách phòng tránh bệnh cho con đồng thời chủ động thăm khám sớm nếu nhận thấy các biểu hiện của bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc gọi đến số Hotline: 0584 591 878 để được chuyên gia tư vấn giải đáp miễn phí.