Ung thư tiền liệt tuyến là căn bệnh ung thư rất nguy hiểm ở nam giới. Nếu không sớm phát hiện và có phương pháp can thiệp kịp thời bệnh có thể di căn sang các cơ quan khác. Không chỉ gây khó khăn khi đi tiểu và gây đau đớn mà ung thư tuyến tiền liệt còn khiến chất lượng tình dục giảm sút thậm chí dẫn tới vô sinh ở nam giới. Dưới đây là thông tin chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa Đặng Tuấn Trình về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh. Bạn đọc cùng theo dõi.
Ung thư tuyến tiền liệt là gì?
Tuyến tiền liệt là cơ quan sinh dục ở nam giới, có kích cỡ khoảng từ 20 – 25gram. Cơ quan này phát triển từ khi dậy thì và giữ ổn định ở độ tuổi 30. Tuyến tiền liệt có nhiệm vụ tạo ra tinh dịch và hormone nam giới.
Theo bác sĩ Đặng Tuấn Trình – chuyên gia nam học của phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, ung thư tiền liệt tuyến là một trong các bệnh ung thư thường gặp ở nam giới ở độ tuổi trên 50. Bệnh thường do sự phát triển bất thường, mất kiểm soát của các tế bào tuyến tiền liệt từ đó xuất hiện những khối u ác tính tại đây. Bệnh thường phát triển rất chậm và không có biểu hiện về bệnh lý ở giai đoạn đầu.
Theo thống kê năm 2018 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có khoảng 350.000 người chết mỗi năm do ung thư tuyến tiền liệt. Tại Việt Nam, số người mắc các bệnh lý tuyến tiền liệt có xu hướng tăng lên nhưng do tâm lý chủ quan, e ngại điều trị dẫn đến tình trạng phát triển thành ung thư.
Ung thư tuyến tiền liệt có 4 giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn I: mô ung thư bắt đầu phát sinh tại tuyến tiền liệt, có hình dạng giống mô bình thường.
- Giai đoạn II: hay còn được biết đến là giai đoạn khu trú, các khối ung thư bắt đầu phát triển chậm và có thể được phát hiện khi thực hiện các biện pháp chẩn đoán.
- Giai đoạn III: ung thư xâm lấn mô xung quanh tuyến tiền liệt, túi tinh.
- Giai đoạn IV: là giai đoạn di căn, các khối ung thư bắt đầu tiến triển tới các cơ quan lân cận như trực tràng, bàng quang hoặc xương, gan, phổi.
Nguyên nhân ung thư tuyến tiền liệt
Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư bộ phận này ở nam giới chưa được xác định. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu cho biết nguy cơ mắc bệnh này có liên quan mật thiết với thể trạng cũng như sức khỏe của nam giới.
Cụ thể, những đối tượng sau sẽ có nguy cơ mắc ung thư cao hơn, như:
- Nam giới thừa cân, béo phì.
- Người cao tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
- Người có tiền sử người thân trong gia đình từng mắc ung thư tiền liệt tuyến.
- Người có chế độ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo có hại.
- Nam giới thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích…
- Người thường xuyên làm việc, tiếp xúc môi trường có chất phóng xạ.
- Người bị phì đại tuyến tiền liệt
Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến tiền liệt
Đa phần ở giai đoạn đầu bệnh ung thư này hầu như không có triệu chứng rõ ràng, do đó nam giới khó có thể nhận biết tình trạng bệnh.
Ở các giai đoạn sau, bệnh nhân có thể nhận biết một vài dấu hiệu của ung thư tiền liệt tuyến, bao gồm:
- Tiểu tiện khó khăn: Tình trạng, nam giới tiểu rắt; buồn tiểu nhưng không thể đi được; thường xuyên buồn tiểu; đã đi tiểu những vẫn có cảm giác buồn tiểu…
- Đau buốt khi đi tiểu: Khối u ở tuyến tiền liệt gây chèn ép lên đường niệu đạo, do đó nam giới sẽ có cảm giác đau khi đi tiểu. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những dấu hiệu phổ biến của một số bệnh lý nam khoa khác như nhiễm trùng tuyến tiền liệt, phì đại tuyến…
- Khó duy trì sự cương cứng: Khối u tại tuyến tiền liệt sẽ cản trở quá trình lưu thông máu đến dương vật, khiến dương vật khó duy trì trạng thái cương cứng.
- Đau vùng lưng, hông thường xuyên: Nam giới thấy đau ở vùng lưng, hông và xương chậu là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Để điều trị ung thư tuyền tiền liệt hiệu quả và an toàn nam giới nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành tầm soát bệnh sớm tránh trường hợp phát hiện khi bệnh ở giai đoạn quá muộn. Điều này khiến việc điều trị rất khó khăn, thậm chí bệnh nhân có khả năng cao tử vong.
Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt
Phương pháp điều trị này đa phần được bác sĩ chỉ định với những trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 1 hoặc 2. Bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật mở vùng dưới rốn hoặc nội soi để cắt hết toàn bộ mô quanh tuyến tiền liệt, túi tinh ra ngoài. Phẫu thuật giúp loại bỏ những tế bào ung thư khu trú chưa xâm nhập sâu và phá vỡ vỏ bao của tuyến.
Thông thường, sau khi tiến hành phẫu thuật thì khả năng tái phát ở thời điểm 5 năm sau mổ sẽ ở dưới 10%.
Đốt tuyến tiền liệt với siêu âm hội tụ (HIFU)
Các bác sĩ sẽ áp dụng công nghệ sóng siêu âm (đặt trong trực tràng) để phá hủy các mô tế bào ung thư bằng nhiệt. Đây là một trong những phương pháp an toàn, phù hợp với những trường hợp bệnh nhân không chấp nhận tiến hành phẫu thuật và xạ trị.
Tuy nhiên, nam giới cần cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa do khả năng tái phát của phương pháp HIFU khá cao so với can thiệp phẫu thuật và xạ trị bên ngoài. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số biến chứng sau khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng HIFU như hẹp niệu đạo, hẹp cổ bàng quang…
Sử dụng xạ trị bên ngoài
Phương pháp này sử dụng tia X năng lượng cao có tác dụng tiêu diệt những tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Phương pháp này này chỉ định cho những trường hợp ung thư giai đoạn 3 và 4. Thời gian điều trị thông thường kéo dài từ 6 – 7 tuần. Tuy nhiên, bệnh nhân ưng thư tuyến tiền liệt khi tiến hành xạ trị sẽ gặp một số các tác dụng phụ như mệt mỏi, rối loạn tiêu cương dương, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiểu tiện…
Điều trị bằng nội tiết
Điều trị nội tiết thường chỉ áp dụng cho những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt đã có di căn hạch hoặc di căn xa. Phương pháp này giúp cắt đứt, hạn chế nguồn cung cấp testosteron từ đó tế bào ung thư không thể tiếp tục phát triển. Đa phần các bác sĩ sẽ đưa ra 2 phương án đó là phẫu thuật cắt bỏ 2 tinh hoàn hoặc tiêm thuốc (28 ngày/lần, kéo dài liên tục trong 6 – 12 tháng).
Khi nào cần chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt?
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh cần được phát hiện từ sớm, do đó nam giới trong độ tuổi trung niên (đặc biệt là người trên 50 tuổi) nên tầm soát bệnh định kỳ hoặc ngay khi có các triệu chứng sau:
- Có các triệu chứng kích thích như đái vội, đái són, đái nhiều lần.
- Có các triệu chứng chèn ép như rặn khi đái, đái khó khăn, đái không hết…
- Một số triệu chứng nặng như bí đái, đái ra máu, xuất tinh lẫn máu.
Ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không?
Bệnh hoàn toàn có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn khu trú (giai đoạn II). Nếu để bệnh tiến triển sang giai đoạn III thì sẽ vô cùng khó điều trị, tỷ lệ chữa khỏi cũng thấp hơn nhiều. Nếu bệnh ở giai đoạn IV thì hy vọng chữa khỏi là không thể, lúc này việc điều trị chỉ mang tính chất kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Người bệnh có thể sống được vài năm nếu tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị đã đưa ra.
Lời khuyên của chuyên gia
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu kịp thời phát hiện và có phương án tầm soát bệnh đúng cách. Do đó, các chuyên gia khuyến khích, nam giới cần tiến hành khám sức khỏe nam khoa định kỳ tại những cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc hiện đại, đạt chuẩn… để giúp việc chẩn đoán bệnh kịp thời và có độ chính xác cao.
Hy vọng những thông tin trong bài viết giúp cho nam giới hiểu rõ hơn về bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Nếu bạn thấy những dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục bạn hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và phát hiện bệnh kịp thời. Để đặt lịch hẹn thăm khám, kiểm tra tầm soát ung thư tuyến tiền liệt, bạn hãy để lại SĐT hoặc gọi qua số Hotline: 0584 591 878 để được chuyên gia giải đáp mọi thắc mắc miễn phí