Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là tình trạng rất nhiều nam giới gặp phải. Nó không chỉ khiến nam giới rơi vào tâm thế lo lắng, bất an mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, trong đó có vô sinh – hiếm muộn. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này, Bác sĩ Nam học Đặng Tuấn Trình – Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Tiết Niệu được Kênh tư vấn sức khoẻ 115Ask chia sẻ các thông tin quan trọng, giúp bạn hiểu rõ về bệnh và điều trị bệnh kịp thời. Mời bạn đọc cùng theo dõi
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là gì?
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn hay còn được gọi là giãn tĩnh mạch thừng tinh, là sự giãn rộng của các tĩnh mạch bên trong bìu. Đây là một trong những bệnh lý nam khoa nguy hiểm, có thể làm giảm chức năng sinh tinh của tinh hoàn, ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh sản sau này của nam giới.Có khoảng 90% nam giới mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh bên trái. Và 10% còn lại xảy ở ở cả hai bên.
Theo nghiên cứu của Tổ chức WHO cho thấy: có khoảng 60 – 80% nam giới bị vô sinh xuất phát từ nguyên nhân tĩnh mạch thừng tinh bị giãn. Bệnh lý này không chỉ gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng của tinh hoàn mà còn cản trở sự sản xuất tinh trùng
Trên thăm khám cận lâm sàng bằng cách siêu âm, đường kính tĩnh mạch tinh > 2,5 mm thì được chẩn đoán là giãn. Và thường kết hợp với nghiệm pháp Valsalva để đánh giá những trường hợp kín đáo.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh khiến máu không di chuyển từ tinh hoàn xuống ổ bụng mà ứ đọng ở tinh hoàn. Điều này khiến cho nhiệt độ ở vùng bìu tăng lên, cao hơn mức bình thường khoảng 0,6-0,80C, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất tinh trùng. Và hậu quả chính là có thể làm suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
Theo kết quả nghiên cứu, giãn tĩnh mạch thừng tinh là nguyên nhân gây ra vô sinh nguyên phát (chiếm khoảng 15-25%) và vô sinh thứ phát (khoảng 75-85%).
Do đó, ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh như đau, căng tức tinh hoàn, cơn đau trở nên nặng hơn khi ngồi nhiều hoặc đứng lâu; sờ thấy một bên tinh hoàn to…người bệnh nên sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị. Tùy thuộc vào từng cấp độ, triệu chứng của bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.
Các cấp độ giãn tĩnh mạch tinh hoàn
Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, khó phát hiện. Theo phân loại của Satechi, giãn tĩnh mạch tinh hoàn gồm 5 mức độ dựa trên siêu âm Doppler:
-
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn độ 1:
Ở giai đoạn này, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Người bệnh chỉ phát hiện ra bệnh khi đi khám nam khoa. Không giãn tĩnh mạch tinh trong bìu. Khi làm nghiệm pháp Valsava nhận thấy có dòng trào ngược của đám rối tĩnh mạch tinh trong thừng tinh đoạn ống bẹn.
-
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn độ 2:
Không giãn tĩnh mạch tinh ở tư thế nằm. Tư thế đứng có giãn và dòng trào ngược (khi thực hiện nghiệm pháp Valsalva) khu trú ở cực trên tinh hoàn.
-
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn độ 3:
Không giãn ở tư thế nằm. Tư thế đứng có giãn và dòng trào ngược (khi thực hiện nghiệm pháp Valsalva) lan tỏa cả cực trên và cực dưới tinh hoàn.
-
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn độ 4:
Tĩnh mạch tinh hoàn bị giãn và có dòng trào ngược khi làm nghiệm pháp Valsalva ở tư thế nằm.
-
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn độ 5:
Mức độ này thuộc cấp độ nặng, tĩnh mạch giãn nối ngoằn ngoèo. Người bệnh có cảm giác căng tức vùng bìu, gốc dương vật, tinh hoàn. Đặc biệt, tinh hoàn bị giãn teo, kích thước nhỏ hơn mức bình thường. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn và có dòng trào ngược ngay cả khi không làm nghiệm pháp Valsava.
Dựa trên lâm sàng, giãn tĩnh mạch tinh hoàn gồm có 4 cấp độ:
- Giãn tĩnh mạch tinh hoàn độ 0: Giãn tĩnh mạch tinh chưa có biểu hiện lâm sàng và chỉ được phát hiện khi các thăm dò cận lâm sàng như siêu âm.
- Giãn tĩnh mạch tinh hoàn độ 1: Giãn tĩnh mạch tinh có thể sờ thấy hoặc nhìn thấy khi làm nghiệm pháp gắng sức.
- Giãn tĩnh mạch tinh hoàn độ 2: Giãn tĩnh mạch tinh có thể sờ thấy nhưng không nhìn thấy khi đứng thẳng mà không cần làm nghiệm pháp Valsava.
- Giãn tĩnh mạch tinh hoàn độ 3: Giãn tĩnh mạch tinh có thể thấy hiện rõ ở da bìu khi đứng thẳng.
Nguyên nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh
Hiện nay, chưa có một nghiên cứu y khoa nào xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh ở nam giới. Tuy nhiên, qua quá trình thăm khám và nghiên cứu, các chuyên gia y tế phát hiện nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh thường do các căn nguyên sau:
- Yếu tố bẩm sinh, hay nói cách khác từ khi sinh ra, cấu trúc hệ tĩnh mạch của nam giới vốn đã không bình thường.
- Hệ thống van tĩnh mạch suy yếu hoặc bất thường
- Mạch máu bất thường.
- Do tính chất công việc nam giới thường xuyên phải đứng ngồi nhiều khiến tĩnh mạch tại tinh hoàn bị giãn ra.
- Nhiệt độ tại bìu tăng kéo theo nhiệt độ tinh hoàn tăng làm tăng nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh ở nam giới.
- Sự trào ngược các chất chuyển hóa bên trong thượng thận và thận, tĩnh mạch của tinh hoàn khiến máu trong tĩnh mạch bị ứ đọng, tăng chất catecholamine trong tĩnh mạch gây ra bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Dấu hiệu giãn tĩnh mạch tinh hoàn ở nam giới
Nam giới bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn triệu chứng thường gặp phải như:
- Có cảm giác đau tức, nhức khi quan hệ
- Tinh hoàn bị sưng, nhất là khi làm việc hay vận động mạnh.
- Tinh hoàn bị chảy xệ, khi sờ thấy có từng búi tĩnh mạch trên tinh hoàn.
- Kích thước tinh hoàn bị teo nhỏ lại
- Số lượng, chất lượng tinh trùng giảm
- Cảm giác nặng vùng bìu
Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường xảy ra ở nam giới trong quá trình dậy thì. Theo số liệu thống kê, 80% nam giới bị giãn tĩnh mạch bên trái tinh hoàn nhiều hơn bên phải. Ngay khi có biểu hiện giãn tĩnh mạch thừng tinh, nam giới cần chủ động thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh nguy hiểm như thế nào?
Tinh hoàn là một bộ phận có vai trò rất quan trọng trong hệ thống sinh sản của nam giới. Chức năng chính của tinh hoàn đó là sản xuất tinh trùng. Do đó, khi mắc bệnh, nam giới thường lo sợ không biết giãn tĩnh mạch thừng tinh có ảnh hưởng gì hay không.
Các chuyên gia nam khoa đầu ngành cho biết, giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ khiến cho máu ở tinh hoàn chảy ngược vào trong tĩnh mạch. Từ đó gây ra hiện tượng ứ đọng ở mạch máu phía trên tinh hoàn. Điều này cũng khiến cho tinh hoàn bị chảy xệ.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh nếu như không được phát hiện, có phương pháp điều trị phù hợp sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, sức khỏe, chuyện phòng the và khả năng sinh sản của nam giới. Sau đây là những hệ lụy nam giới có thể gặp phải khi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh:
Giảm kích thước túi tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh khiến tinh hoàn của nam giới bị giãn nở một cách bất thường. Kích thước của túi tinh sẽ dần nhỏ lại, phát triển một cách không đồng đều.
Teo tinh hoàn
Teo tinh hoàn là một trong các biến chứng nguy hiểm mà giãn tĩnh mạch tinh hoàn gây nên. Các chuyên gia cho biết, khi gặp phải tình trạng này, các van trong cơ quan sinh dục của nam giới sẽ hoạt động không được trơn chu.
Tĩnh mạch tinh hoàn của nam giới lúc này sẽ bị xoắn lại một cách bất thường. Máu ở tĩnh mạch dồn lại, khiến cho tĩnh mạch bị áp lực và dễ bị nhiễm độc tố do tình trạng máu ứ đọng gây ra.
Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho chức năng tinh hoàn của nam giới bị ảnh hưởng. Khi đó, nam giới sẽ thấy tinh hoàn bên trái hoặc tinh hoàn bên phải của mình nhỏ hơn mức bình thường.
Chức năng tinh dục bị suy giảm
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn ngoài việc khiến cho kích thước túi bi bị suy giảm, teo tinh hoàn thì bệnh còn khiến cho chức năng tình dục của phái mạnh bị suy giảm theo.
Bởi, khi tinh hoàn bị teo lại thì trọng lượng hormone sinh dục testosterone ở nam giới cũng sẽ bị suy giảm theo. Đây là hormone có vai trò quan trọng trong việc tạo ra ham muốn, sự cương cứng và tần suất quan hệ của phái mạnh.
Bên cạnh đó, khi bị bệnh nam giới sẽ thấy bị đau tức, khó chịu ở vùng bìu. Cánh mày râu cũng vì thế mà không còn hứng thú với chuyện “yêu”. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho chất lượng tình dục của nam giới bị giảm sút, ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vô sinh
Theo số liệu thống kê của Bộ y tế, hiện nay có tới 40% nam giới bị vô sinh – hiếm muộn do mắc bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh. Khi mắc bệnh, túi bi đôi của nam giới bị suy giảm, tinh hoàn teo lại.
Chính điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới số lượng và chất lượng của tinh trùng. Không những thế, khi bị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh, nhiệt độ ở tinh hoàn cũng sẽ gia tăng đột biến.
Đây là một trong các nhân tố có thể giết chết tinh trùng và khiến cho quá trình thụ thai gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt nguy hiểm hơn, nam giới có thể phải đối mặt với nguy cơ vô sinh.
Cach chữa giãn tĩnh mạch tinh hoàn hiệu quả
Theo dõi
Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh theo dõi thêm. Sau theo dõi, nếu mức độ giãn tĩnh mạch tinh không quá nghiêm trọng, người bệnh không cảm thấy đau đớn, không ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản thì không bắt buộc phải điều trị. Tuy nhiên, nam giới cũng nên khi khám định kỳ để theo dõi, kiểm soát tình trạng bệnh và điều trị khi cần thiết.
Can thiệp ngoại khoa
Trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh có triệu chứng sưng đau, ảnh hưởng tới sinh hoạt hay gặp trở ngại trong vấn đề sinh sản thì thường được chỉ định điều trị.
Với những trường hợp này, dùng thuốc không đem lại hiệu quả cao, thay vào đó, bệnh nhân cần can thiệp ngoại khoa. Theo đó, thủ thuật ngoại khoa phổ biến để điều trị bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn là:
Thuyên tắc tĩnh mạch
Thuyên tắc tĩnh mạch thừng tinh là thủ thuật ngoại khoa nhằm ngăn chặn nguồn cung cấp máu tạm thời. Sau khi máu không lưu thông đến tĩnh mạch bị giãn sẽ không gây sưng đau.
Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ rạch đường tĩnh mạch ở háng, sau đó luồn ống nhỏ vào để tiếp cận tĩnh mạch ở bìu bị giãn và đóng các mạch máu nhằm ngăn dòng chảy. Tiếp đến là sửa chữa các búi tĩnh mạch bị giãn. Thủ thuật này được gây tê cục bộ nên không gây đau đớn cho người bệnh.
Điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn bằng thuyên tắc tĩnh mạch vẫn có nguy cơ tái phát. Trường hợp điều trị bằng thủ thuật này không thành công, bệnh nhân thường được chuyển hướng sang phẫu thuật.
Phẫu thuật
Phẫu thuật giúp loại bỏ những tĩnh mạch bị giãn, từ đó giúp cải thiện triệu chứng của bệnh, nâng cao khả năng sinh sản của nam giới.
- Phẫu thuật mở: Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ rạch một đường vào bìu hoặc vùng bẹn của người bệnh để can thiệp vào các mạch máu bị giãn. Mổ mở có thể gây đau đớn cho người bệnh, thời gian hồi phục chậm hơn…
- Phẫu thuật nội soi ổ bụng: Bác sĩ rạch một đường hầm nhỏ ở vùng bụng. Sau đó đưa dụng cụ qua đường vừa rạch để quan sát và sửa chữa tĩnh mạch bị giãn. Thủ thuật này được thực hiện sau khi được gây mê nên người bệnh hoàn toàn không cảm thấy đau đớn. Người bệnh có thể ra viện ngay sau khi thực hiện thủ thuật.
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn có chữa được không?
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu nam giới phát hiện, điều trị bệnh sớm và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Hiện nay, bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh đang được điều trị bằng các phương pháp sau:
Chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng thuốc (nội khoa)
Đây là phương pháp điều trị bệnh nội khoa thường được áp dụng trong những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Bác sĩ sẽ kê thuốc Tây y chuyên khoa có công dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả.
Trong quá trình điều trị bệnh bằng kháng sinh, người bệnh cần tuân thủ theo đúng sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý ngưng sử dụng thuốc, bởi điều này có thể khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng Đông y kết hợp Tây y giúp làm giảm tác dụng phụ của thuốc Tây y, tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn bệnh tái phát,…
Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh
Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể điều trị khỏi khi có sự can thiệp bằng phẫu thuật. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp tĩnh mạch thừng tinh bị giãn ở mức độ nặng.
Bác sĩ sẽ cắt và thắt ống tĩnh mạch thừng tinh, từ đó làm máu bị tích tụ ở tĩnh mạch ngoại vi giãn nở ra. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cần đảm bảo không gây ra tổn thương và bạch mạch.
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn và cách điều trị bằng phẫu thuật cần có sự hỗ trợ của trang thiết bị y tế hiện đại nhằm nhận biết rõ động mạch và tĩnh mạch bị giãn, từ đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh không bị sai sót. Thường sau khi phẫu thuật khoảng 3 tuần, người bệnh có thể sinh hoạt bình thường.
Chi phí phẫu thuật thường không cao nếu người bệnh thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.
Lời khuyên của bác sĩ dành cho nam giới
Để chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất, thì người bệnh bị giãn tĩnh mạch thừng tinh khi điều trị bệnh cần lưu ý một số điểm sau:
- Bệnh nhân cần xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh nhất là không chơi những môn thể thao cần nhiều thể lực chẳng hạn như: cầu lông, bóng đá,…
- Người bệnh nên tránh quan hệ tình dục, bởi việc quan hệ trong thời kỳ bị bệnh có thể khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơi bởi bệnh chưa khỏi hoàn toàn.
- Nam giới nên tránh sử dụng những đồ ăn nhanh, thực phẩm có nguy cơ khiến trạng thái sức khỏe bị ảnh hưởng, đồ uống có nguy cơ khiến tình trạng giãn nở nghiêm trọng hơn như: sử dụng thuốc lá, đồ ăn cay nóng.
- Tập trung bổ sung chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ lớn, vitamin C như: cam, bưởi,…
- Bệnh nhân tuyệt đối không tắm nước nóng cũng như thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao.
- Vệ sinh vùng kín hằng ngày sạch sẽ, đúng cách.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ.
Như vậy, bài viết đã giúp các bạn biết được nguyên nhân, dấu hiệu và mức độ nguy hiểm của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh, cũng như. Từ đó, giúp anh em nam giới chủ động trong việc thăm khám, điều trị bệnh kịp thời, giúp bảo vệ sức khỏe, khả năng sinh sản cũng như khả năng sinh dục của cánh mày râu. Tuyệt đối không chủ quan, kéo dài nếu không sẽ bị hoại tử dương vật, bị vô sinh hiếm muộn. Các bạn nếu có câu hỏi nào cần giải đáp hãy gọi điện đến Hotline: 0584 591 878 để nhận tư vấn trực tiếp.